Theo quy định pháp luật hiện hành thì lý lịch tư pháp là gì và Phiếu lý lịch tư pháp là gì? Cụ thể có bao nhiêu loại Phiếu lý lịch tư pháp, được cấp cho những đối tượng nào?
>> Công ty phải những thủ tục gì khi chấm dứt hợp đồng lao động với Giám đốc?
>> Vừa nghỉ thai sản xong là nghỉ lễ liền thì có được hưởng lương ngày lễ không?
Để hiểu về "Lý lịch tư pháp là gì?" và "Phiếu lý lịch tư pháp là gì?", căn cứ khoản 1 và khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về lý lịch tư pháp và phiếu lý lịch tư pháp với những nội dung sau đây:
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp mới nhất |
File Excel tính tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm 2024 với người lao động |
Bộ luật Lao động và văn bản còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
File Excel tính tiền lương hàng tháng của người lao động năm 2024 |
Giải đáp thắc mắc: Phiếu lý lịch tư pháp là gì và Có bao nhiêu loại Phiếu lý lịch tư pháp
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định phiếu lý lịch tư pháp gồm có 02 loại. Cụ thể là:
(i) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây:
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
(Khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009)
>> Quý khách hàng xem thêm: Khi nào cần phiếu lý lịch tư pháp số 1? Gồm có những thông tin gì?
(ii) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Ngoài ra, Phiếu lý lịch tư pháp số 2 còn được cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
(Khoản 2 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009)
>> Quý khách hàng xem thêm: Khi nào cần phiếu lý lịch tư pháp số 2? Gồm có những thông tin gì?
Quý khách hàng xem chi tiết [TẠI ĐÂY].
Điều 7. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp - Luật Lý lịch tư pháp 2009 1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. 2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. 3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều 8. Các hành vi bị cấm 1. Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại dữ liệu lý lịch tư pháp. 2. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp sai sự thật. 3. Giả mạo giấy tờ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. 4. Tẩy xoá, sửa chữa, giả mạo Phiếu lý lịch tư pháp. 5. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp có nội dung sai sự thật, trái thẩm quyền, không đúng đối tượng. 6. Sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái pháp luật, xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân. |