Nghỉ việc do bị cúm mùa 2025 có được công ty trả lương không? Trường hợp nghỉ việc do bị bệnh cúm mùa thì có được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế hay không?
>> Nhiễm cúm mùa 2025 có được hưởng chế độ ốm đau của BHXH?
>> Thủ tục ủy quyền nhận thay tiền BHXH năm 2025 như thế nào?
Bệnh cúm mùa Nhật Bản, đặc biệt trong mùa dịch cúm năm 2025, chủ yếu lây lan qua đường hô hấp. Virus cúm có khả năng truyền nhiễm dễ dàng từ người này sang người khác khi người bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Khi những giọt nhỏ chứa virus phát tán vào không khí, những người xung quanh có thể hít phải và bị nhiễm bệnh.
Ngoài việc lây lan qua không khí, virus cúm còn có khả năng tồn tại trên nhiều bề mặt và vật dụng. Khi một người khỏe mạnh chạm vào những bề mặt này, như tay nắm cửa, bàn ghế hay thiết bị điện tử, và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình, họ có thể dễ dàng bị nhiễm virus cúm. Vì vậy, việc thường xuyên vệ sinh và khử trùng các bề mặt là vô cùng quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm trong cộng đồng.
Trước những ảnh hưởng của bệnh cúm mùa Nhật Bản, nhiều người lao động quan tâm đến việc trường hợp nghỉ việc do bị cúm mùa 2025 thì công ty có trả lương hay không? Để trả lời cho câu hỏi này quý khách hàng có thể tham khảo nội dung dưới đây:
Căn cứ quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động nghỉ việc do bị cúm mùa Nhật Bản không thuộc các trường hợp nghỉ việc hưởng nguyên lương. Như vậy, công ty không có trách nhiệm phải trả lương khi người lao động nghỉ việc do bị bệnh.
Tuy nhiên, nếu người lao động xin nghỉ phép do bị bệnh và được công ty duyệt phép thì lúc này công ty phải trả nguyên lương cho người lao động trong những ngày nghỉ.
![]() |
Mẫu đơn đề nghị rút BHXH một lần năm 2025 - Mẫu 14-HSB |
![]() |
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
![]() |
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Nghỉ việc do bị cúm mùa 2025 có được công ty trả lương không (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Để tìm hiểu về cách điều trị bênh cúm mùa Nhật Bản và các biện pháp phòng ngừa bệnh này quý khách hàng xem thêm >> Cách điều trị bệnh cúm mùa như thế nào? Làm sao phòng ngừa bệnh cúm mùa?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13) về mức hưỡng bảo hiểm y tế. Theo đó, trường hợp bị bệnh cúm mùa sẽ được hưởng các quyền lợi theo quy địnhn này, cụ thể như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
7. Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.