Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch cúm Nhật Bản, dịch cúm mùa 2025, có những cách điều trị bệnh cúm mùa như thế nào? Phải làm sao phòng ngừa bệnh cúm mùa 2025?
>> Năm 2025 người lao động nghỉ hưu có được thanh toán phép năm chưa nghỉ không?
>> Dịch cúm mùa Nhật Bản, dịch cúm mùa 2025 là gì? Triệu chứng cúm 2025 như thế nào?
Cụ thể về việc “Cách điều trị bệnh cúm mùa như thế nào? Làm sao phòng ngừa bệnh cúm mùa?”, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp như sau:
Để hiểu rõ về bệnh cúm mùa Nhật Bản, dịch cúm mùa 2025, cũng như các triệu chứng khi bị mắc bệnh, quý khách hàng xem chi tiết tại >> Dịch cúm mùa Nhật Bản, dịch cúm mùa 2025 là gì? Triệu chứng cúm 2025 như thế nào?
Theo nguồn tham khảo về cáh điều trị bệnh cúm mùa, quý khách hàng có thể tham kahro nội dung sau:
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh cúm, người bệnh thường khỏi bệnh sau 5 đến 7 ngày mà không cần điều trị.
- Nếu không nằm trong nhóm nguy cơ cao thì không cần dùng thuốc. Trong một số trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được điều trị triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ. Cần lưu ý, không nên ra ngoài để tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh.
- Nếu bệnh nhân có biểu hiện nặng hoặc nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao thì cần được điều trị bằng các loại thuốc kháng virus để giúp giảm triệu chứng, hạn chế kéo dài bệnh và hạn chế gây biến chứng. Tuy nhiên, cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu những triệu chứng bệnh cúm kéo dài quá một tuần. Người bệnh đã sử dụng thuốc hạ sốt mà vẫn sốt cao, có biểu hiện ho nhiều, tức ngực,... thì cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử trí sớm.
![]() |
Mẫu đơn đề nghị rút BHXH một lần năm 2025 - Mẫu 14-HSB |
![]() |
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
![]() |
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Giải đáp thắc mắc: Cách điều trị bệnh cúm mùa như thế nào; Làm sao phòng ngừa bệnh cúm mùa (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Bệnh cúm mùa Nhật Bản, đặc biệt là trong dịch cúm mùa 2025, chủ yếu lây lan qua đường hô hấp. Virus cúm có thể dễ dàng truyền từ người này sang người khác khi người mắc bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Khi những giọt nhỏ chứa virus này phát tán vào không khí, những người xung quanh có thể hít phải và trở thành nhiễm bệnh.
Ngoài con đường lây lan qua không khí, virus cúm cũng có thể tồn tại trên các bề mặt và đồ vật. Khi một người khỏe mạnh chạm vào những bề mặt này, chẳng hạn như tay nắm cửa, bàn ghế hay các thiết bị điện tử, và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình, họ có khả năng lây nhiễm virus cúm. Do đó, việc vệ sinh và khử trùng các bề mặt thường xuyên là rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm trong cộng đồng.
Xem thêm >> Nghỉ việc do bị cúm mùa 2025 có được công ty trả lương không?
Bệnh cúm mùa Nhật Bản, dịch cúm mùa 2025 dễ dàng lây lan và rất khó kiểm sát. Chính vì vậy, để hạn chế tối đa khả năng lây lan của bệnh cúm mùa Nhật Bản, dịch cúm mùa 2025, ai cũng cần phải biết cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và tất cả mọi người.
(i) Hạn chế tiếp xúc với đám đông.
(ii) Tránh tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.
(iii) Che miệng và mũi khi ho.
(iv) Thường xuyên rửa tay.
(v) Không chạm tay vào mắt, mũi, hoặc miệng.
(vi) Tăng cường hệ miễn dịch cho bản thân.
(vii) Vệ sinh và khử trùng các bề mặt.
(viii) Thăm khám bác sĩ khi phát hiện triệu chứng bất thường.
(ix) Tiêm vắc xin cúm hàng năm.
Xem thêm >> Nhiễm cúm mùa 2025 có được hưởng chế độ ốm đau của BHXH?
Ngoài ra, tại Mục III Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa như sau:
III. PHÒNG LÂY NHIỄM CÚM
1. Các biện pháp phòng bệnh chung
- Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm
- Tăng cường rửa tay
- Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
- Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
2. Phòng lây nhiễm từ người bệnh
- Cách ly người bệnh ở buồng riêng
- Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị
- Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh
3. Phòng cho nhân viên y tế
- Rửa tay thường quy trước và sau khi thăm khám người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
- Phương tiện phòng hộ gồm khẩu trang, găng tay, mũ, bao giầy hoặc ủng, mặt nạ che mặt...phải luôn có sẵn ở khu vực cách ly, được sử dụng đúng cách và khi cần thiết. Sau khi dùng được xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
- Giám sát: Lập danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm xử lý bệnh phẩm. Những nhân viên này cần được theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện lâm sàng hàng ngày.
- Nhân viên mang thai, mắc bệnh tim phổi mạn tính nên tránh tiếp xúc với người bệnh.
4. Tiêm phòng vắc xin cúm
- Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.
- Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:
+ Nhân viên y tế
+ Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi;
+ Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)
+ Người trên 65 tuổi
5. Dự phòng bằng thuốc
- Có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi rút Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm.
- Thời gian điều trị dự phòng là 10 ngày
- Liều lượng như sau:
Người lớn và trẻ em > 13 tuổi: 75mg x 1 lần/ngày
Trẻ em ≥ 12 tháng đến ≤ 13 tuổi:
≤ 15 kg: 30 mg x 1 lần/ngày
> 15 kg đến 23 kg: 45 mg x 1 lần/ngày
> 23 kg đến 40 kg 60 mg x 1 lần/ngày
> 40 kg 75 mg x 1 lần/ngày
Trẻ em <12 tháng
< 3 tháng
Không khuyến cáo trừ trường hợp được cân nhắc kỹ
3-5 tháng 20 mg x 1 lần/ ngày
6-11 tháng 25 mg x 1 lần/ ngày
Lưu ý rằng, những nội dung tại “Cách điều trị bệnh cúm mùa như thế nào? Làm sao phòng ngừa bệnh cúm mùa?”, chỉ mang tính chất tham khảo