Năm 2025 người lao động nghỉ hưu có được thanh toán phép năm chưa nghỉ không? Tính tiền lương cho những ngày phép năm chưa nghỉ khi nghỉ hưu? Tuổi nghỉ hưu năm 2025 bao nhiêu?
>> Dịch cúm mùa Nhật Bản, dịch cúm mùa 2025 là gì? Triệu chứng cúm 2025 như thế nào?
>> Lễ Phục Sinh là gì? Lễ Phục Sinh 2025 ngày nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, quy định nghỉ hằng năm của người lao động như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Nghỉ hưu thuộc trường hợp do thôi việc. Do đó, khi nghỉ hưu người lao động được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Như vậy, người lao động nghỉ hưu được thanh toán phép năm cho những ngày chưa nghỉ.
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Năm 2025 người lao động nghỉ hưu được thanh toán phép năm chưa nghỉ (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định như sau:
Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác
…
3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Theo đó, tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Như vậy, cách tính tiền lương cho những ngày phép năm chưa nghỉ khi nghỉ hưu như sau:
Tiền lương những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết phép năm |
= |
Tiền lương của tháng trước liền kề theo HĐLĐ |
: |
Số ngày tính công làm việc của tháng trước liền kề |
x |
Số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết phép năm |
3. Tuổi nghỉ hưu năm 2025 trong điều kiện lao động bình thường là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, quy định tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:
(i) Kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường như sau:
- Đối với lao động nam: Đủ 60 tuổi 03 tháng.
- Đối với lao động nữ: Đủ 55 tuổi 04 tháng.
- Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
(ii) Dưới đây là lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản (i) như sau:
Lao động nam |
Lao động nữ |
||
Năm nghỉ hưu |
Tuổi nghỉ hưu |
Năm nghỉ hưu |
Tuổi nghỉ hưu |
2021 |
60 tuổi 3 tháng |
2021 |
55 tuổi 4 tháng |
2022 |
60 tuổi 6 tháng |
2022 |
55 tuổi 8 tháng |
2023 |
60 tuổi 9 tháng |
2023 |
56 tuổi |
2024 |
61 tuổi |
2024 |
56 tuổi 4 tháng |
2025 |
61 tuổi 3 tháng |
2025 |
56 tuổi 8 tháng |
2026 |
61 tuổi 6 tháng |
2026 |
57 tuổi |
2027 |
61 tuổi 9 tháng |
2027 |
57 tuổi 4 tháng |
Từ năm 2028 trở đi |
62 tuổi |
2028 |
57 tuổi 8 tháng |
2029 |
58 tuổi |
||
2030 |
58 tuổi 4 tháng |
||
2031 |
58 tuổi 8 tháng |
||
2032 |
59 tuổi |
||
2033 |
59 tuổi 4 tháng |
||
2034 |
59 tuổi 8 tháng |
||
Từ năm 2035 trở đi |
60 tuổi |
Như vậy, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường năm 2025 đối với lao động nam là 61 tuổi 03 tháng, lao động nữ 56 tuổi 8 tháng.
>> Xem thêm: Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần hay không?