Cho tôi hỏi về mức xử phạt đối với công ty giữ bằng đại học của người lao động năm 2023 được quy định như thế nào? – Thúy Hiền (Bình Thuận).
>> Chỉ được sa thải người lao động trong những trường hợp nào?
>> Công ty có được ký hợp đồng lao động 05 năm với người lao động không?
Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:
- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
- Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
File Excel tính tiền đóng BHXH với cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ từ 01/7/2023 |
Năm 2023, công ty giữ bằng đại học của người lao động, có bị xử phạt? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:
Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động - Bộ luật lao động 2019 1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. 2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. 3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động. |
Như vậy, việc giữ bằng đại học của người lao động hành vi mà người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP người lao động sẽ bị xử lý vi phạm khi giữ bằng gốc của người lao động như sau:
Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động - Nghị định 12/2022/NĐ-CP ... 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động; b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động; c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều này; b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng khi có hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động được quy định tại khoản 1 Điều này; c) Buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này; d) Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; đ) Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. |
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động có hành vi giữ bằng đại học của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại bằng đại học đã giữ cho người lao động.
Tuy nhiên trong tường hợp này, người sử dụng lao động là công ty (tổ chức) nên sẽ có mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt trên là 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).