Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Vĩnh Long từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu? Nội dung cụ thể được quy định ra sao?
>> Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Bắc Ninh từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
>> Khi nào người lao động không phải trực tiếp thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP và Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Vĩnh Long từ ngày 01/7/2024 như sau:
- Vùng II: Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh.
+ Mức lương tối thiểu tháng: 4.410.000 đồng.
+ Mức lương tối thiểu giờ: 21.200 đồng.
- Vùng III: Các huyện Mang Thít, Long Hồ.
+ Mức lương tối thiểu tháng: 3.860.000 đồng.
+ Mức lương tối thiểu giờ: 18.600 đồng.
- Vùng IV: Các huyện Bình Tân, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm.
+ Mức lương tối thiểu tháng: 3.450.000 đồng.
+ Mức lương tối thiểu giờ: 16.600 đồng.
Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP |
File Excel tính tiền lương, phụ cấp của người lao động năm 2024 |
Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Vĩnh Long từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Cắn cứ Điều 52 Bộ luật Lao động 2019, cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.
Căn cứ Điều 53 Bộ luật Lao động 2019, hoạt động cho thuê lại lao động phải đáp ứng các nguyên tắc như sau:
- Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
- Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
+ Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định.
+ Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân.
+ Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
- Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
+ Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.
+ Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
+ Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
- Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
- Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại.
+ Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại.
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
+ Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.
(Căn cứ Điều 55 Bộ luật Lao động 2019)