Pháp luật hiện hành quy định mã ngành 6511 là về vấn đề gì? Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thì đăng ký mã ngành 6511 có được hay không?
>> Mã ngành 8421 là gì? Hoạt động đối ngoại thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 6511 – 65110 là về bảo hiểm nhân thọ.
Nhóm này gồm: Nhận tiền đóng và chi trả bảo hiểm hàng năm và các chính sách của bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp (có hoặc không có yếu tố tiết kiệm).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 6511: Bảo hiểm nhân thọ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
(i) Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
(ii) Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
(iii) Hợp đồng bảo hiểm tài sản.
(iv) Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại.
(v) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm quy định tại các khoản (iii), (iv) và (v) Mục này thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.
Căn cứ Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:
(i) Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
(ii) Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
(iii) Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
(iv) Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
(v) Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
Điều 17. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm - Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; b) Đối tượng bảo hiểm; c) Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm; d) Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm; đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm; e) Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm; g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; h) Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm; i) Phương thức giải quyết tranh chấp. 2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe. Điều 18. Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm - Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật. |