Hoạt động đối ngoại thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 8421 gồm những nội dung gì?
>> Mã ngành 6520 là gì? Tái bảo hiểm thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 6513 là gì? Bảo hiểm sức khỏe thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 8421 – 84210 là hoạt động đối ngoại theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Nhóm này bao gồm:
- Quản lý và điều hành hoạt động an ninh ngoại giao, đại sứ quán và lãnh sự quán đặt tại nước ngoài hoặc văn phòng của các tổ chức quốc tế của quốc gia đặt tại nước ngoài.
- Quản lý, điều hành và hỗ trợ thông tin, văn hóa ngoài phạm vi quốc gia.
- Trợ giúp nước ngoài, dù có qua tổ chức quốc tế hay không.
- Cung cấp trợ giúp về quân sự cho nước ngoài.
- Quản lý ngoại thương, tài chính và kỹ thuật quốc tế.
Mã ngành 8421 sẽ loại trừ đối với: Trợ giúp về thảm họa quốc tế hoặc tị nạn được phân vào nhóm 88900 (Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác).
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 8421 thuộc nhóm Mã ngành cấp 3 842: Hoạt động phục vụ chung cho toàn đất nước.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8421 – 84210: Hoạt động đối ngoại (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 3 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2638/QĐ-BTP ngày 30/12/2020, quy định về nguyên tắc quản lý và thực hiện hoạt động đối ngoại như sau:
- Tuân thủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối ngoại, quy định pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo vệ bí mật nhà nước, đảm bảo an ninh chính trị nội bộ.
- Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, toàn diện của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp (Ban cán sự) và Bộ trưởng Bộ Tư pháp; phân công, phân nhiệm rõ ràng gắn với đề cao trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ trong quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động đối ngoại.
- Hướng tới xây dựng và nâng cao vị thế của Bộ Tư pháp trong hội nhập quốc tế.
- Bảo đảm đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục.
- Bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực, khả thi đối với Bộ Tư pháp; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo quy định tại Điều 4 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2638/QĐ-BTP về thẩm quyền quyết định hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp như sau:
(i) Bộ trưởng thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp; báo cáo Ban cán sự hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoạt động đối ngoại theo quy định và theo Quy chế làm việc của Ban cán sự.
(ii) Bộ trưởng phân công Thứ trưởng phụ trách hợp tác quốc tế quyết định:
- Phê duyệt kế hoạch đàm phán các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; gia nhập, rút khỏi các tổ chức quốc tế thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp theo quy định.
- Phê duyệt văn kiện dự án, phi dự án trên cơ sở quyết định chủ trương tiếp nhận thực hiện dự án, phi dự án của Bộ trưởng hoặc cấp có thẩm quyền theo quy định.
- Cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, trừ trường hợp quy định quy định tại điểm a, khoản 1 và khoản 2, Điều 32 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2638/QĐ-BTP.
- Cho phép đi công tác nước ngoài, đi nước ngoài về việc riêng từ cấp Phó Thủ trưởng đơn vị trở xuống, trừ các trường hợp ủy quyền hoặc phân cấp quy định tại các khoản (iv), (v), (vii), (viii), (ix) Mục 3 của bài viết này.
(iii) Bộ trưởng ủy quyền cho Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế quyết định:
- Cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1 và khoản 2, Điều 32 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2638/QĐ-BTP.
- Xác nhận chuyên gia nước ngoài làm việc trong khuôn khổ các chương trình, dự án, thỏa thuận quốc tế do Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản hoặc được giao quản lý theo quy định.
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, sửa đổi, gia hạn thị thực cho chuyên gia nước ngoài thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế với Bộ Tư pháp theo quy định.
(iv) Bộ trưởng phân cấp cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định cử đi công tác nước ngoài, cho phép đi nước ngoài về việc riêng đối với Vụ trưởng và tương đương trở xuống thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và công chức, viên chức các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, trừ trường hợp quy định tại khoản (ix) Mục 3 của bài viết.
(v) Bộ trưởng ủy quyền cho Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ quyết định cho phép đi nước ngoài về việc riêng đối với công chức từ cấp phòng trở xuống công tác tại các vụ thuộc Bộ Tư pháp.
(vi) Bộ trưởng phân cấp cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ quyết định việc tiếp khách quốc tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2638/QĐ-BTP.
(vii) Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, ngoài quy định tại khoản (vi) nêu trên, được Bộ trưởng phân cấp quyết định:
- Cử viên chức từ cấp phòng và tương đương trở xuống tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn khoa học theo lời mời của các đối tác nước ngoài (trường hợp nội dung liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, quyền con người thì phải lấy ý kiến Vụ Hợp tác quốc tế và báo cáo Thứ trưởng phụ trách đơn vị cho chủ trương trước khi quyết định cử).
- Cho phép đi nước ngoài về việc riêng đối với công chức, viên chức từ cấp phòng và tương đương trở xuống thuộc thẩm quyền quản lý.
(viii) Bộ trưởng phân cấp cho Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ quyết định cho phép đi nước ngoài về việc riêng đối với công chức, viên chức từ cấp phòng trở xuống thuộc thẩm quyền quản lý.
(ix) Bộ trưởng phân cấp cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự quyết định cho phép đi nước ngoài về việc riêng đối với công chức, người lao động từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống thuộc Cục Thi hành án dân sự và công chức, viên chức các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc.