Bán lẻ vật liệu phủ tường, phủ sàn thì có thuộc nhóm mã ngành 4753 về việc bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh hay không?
>> Nghĩa vụ của thành viên công ty TNHH hai thành viên năm 2024 là như thế nào?
>> Mã ngành 8430 là gì? Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 4753 là về việc kinh doanh bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh. Trong đó, gồm các hoạt động bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng sau đây:
- Bán lẻ thảm treo, thảm trải sàn, chăn, đệm.
- Bán lẻ màn và rèm.
- Bán lẻ vật liệu phủ tường, phủ sàn.
Theo Quyết định 27/2018/QD-TTg, mã ngành 4753 loại trừ hoạt động kinh doanh bán lẻ các tấm xốp lát sàn được phân vào nhóm 47525 kinh doanh về bán lẻ gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4753 - 47530: Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, có thể hiểu hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Điều 44. Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng - Luật Thương mại 2005 1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. 2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến. 3. Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. 4. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá. 5. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua. Điều 236. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng - Luật Thương mại 2005 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng; 2. Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; 3. Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; 4. Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này; 5. Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra; 6. Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán. |