Mô hình kinh doanh C2C là gì? Những đặc điểm của mô hình này? Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng bao gồm những hàng hóa nào? Các bên cung ứng dịch vụ có quyền và nghĩa vụ gì?
>> GMV là gì? Công thức và cách tính GMV như thế nào?
>> Công ty kiểm soát là gì? Quyền và nghĩa vụ của công ty kiểm soát là gì?
Mô hình kinh doanh C2C, trong đó C2C là viết tắt của "Consumer to Consumer", đây là mô hình kinh doanh trong đó các cá nhân trực tiếp mua bán hàng hóa và dịch vụ cho nhau thông qua nền tảng trung gian trực tuyến. Khác với các mô hình truyền thống, nơi doanh nghiệp bán sản phẩm cho người tiêu dùng, C2C cho phép người tiêu dùng giao dịch trực tiếp với nhau, thường qua các trang web hoặc ứng dụng được thiết kế để kết nối họ.
- Mô hình C2C có tính cạnh tranh cao do số lượng người bán lớn, chủ yếu là các cá nhân bán các sản phẩm không còn sử dụng với mức giá hợp lý.
- Mô hình C2C không phải là mô hình chia sẻ lợi nhuận với các bên trung gian như nhà phân phối hay cửa hàng bán lẻ, vì vậy người bán trong mô hình C2C thường giữ lại phần lớn lợi nhuận từ việc bán hàng.
- Trong mô hình C2C, chất lượng sản phẩm và quy trình thanh toán thường không được kiểm soát chặt chẽ như trong mô hình B2C. Người mua cần tự đánh giá chất lượng sản phẩm và lựa chọn người bán uy tín để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro trong giao dịch.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Mô hình kinh doanh C2C là gì; Những đặc điểm của mô hình C2C
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Luật Thương mại 2005 quy định về hàng hóa không phù hợp với hợp với hợp đồng trong trường hợp không được quy định cụ thể trong hợp đồng bao gồm:
- Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại.
- Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng.
- Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua.
- Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
Căn cứ theo quy định Điều 78 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ trừ những trường hợp có thỏa thuận khác bao gồm:
- Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật Thương mại 2005.
- Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc.
- Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.
- Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
4. Thói quen trong hoạt động thương mại là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Thương mại 2005 giải thích về thói quen thương mại như sau:
Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.