Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc bao gồm những hoạt động nào? Có được đăng ký mã ngành 8430 không?
>> Mã ngành 8423 là gì? Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 8430 - 84300 là về hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc.
Nhóm này gồm:
- Tài trợ và điều hành các chương trình bảo đảm xã hội của chính phủ:
+ Bảo hiểm ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp và thất nghiệp.
+ Quản lý quỹ hưu trí.
+ Các chương trình bù đắp phần thiếu hụt thu nhập mất sức tạm thời, góa bụa, tử tuất,...
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8430: Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 8430 loại trừ đối với các trường hợp:
- Bảo đảm xã hội không bắt buộc được phân vào nhóm 65300 (Bảo hiểm xã hội).
- Cung cấp dịch vụ phúc lợi xã hội (không kèm nhà ở được phân vào nhóm 8810 (Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung đối với người có công, thương bệnh binh, người già và người khuyết tật), 88900 (Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác).
>> Quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết: Mã ngành 6530 là gì? Bảo hiểm xã hội thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội bao gồm:
(i) Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.
(ii) Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.
(iii) Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
(iv) Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.
(v) Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.
(vi) Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động.
(vii) Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
(viii) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
(ix) Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội – Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. 4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. 5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. |