Sản xuất quần áo bảo hộ lao động có thuộc mã ngành 1410 không? Thành lập công ty May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0322 là gì? Nuôi trồng thủy sản nội địa thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 2391 là gì? Sản xuất sản phẩm chịu lửa thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 1410 là về May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) (Theo STT 14 Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này bao gồm:
- Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể được tráng, phủ hoặc cao su hoá.
- Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện bằng da dùng trong các ngành công nghiệp như tạp dề da.
- Sản xuất quần áo bảo hộ lao động.
- Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải len, vải đan móc hoặc không phải đan móc... cho phụ nữ, nam giới, trẻ em như: áo khoác ngoài, áo jac ket, bộ trang phục, quần, váy....
- Sản xuất quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc, cho nam giới, phụ nữ hoặc trẻ em như: Áo sơ mi, áo chui đầu, quần đùi, quần ngắn bó, bộ pyjama, váy ngủ, áo blu, áo lót, coóc xê....
- Sản xuất quần áo cho trẻ em, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết.
- Sản xuất mũ mềm hoặc cứng.
- Sản xuất các đồ phụ kiện trang phục khác: Tất tay, thắt lưng, caravat, lưới tóc, khăn choàng.
- Sản xuất đồ lễ hội.
- Sản xuất mũ lưỡi trai bằng da lông thú.
- Sản xuất giày, dép từ nguyên liệu dệt không có đế.
- Sản xuất chi tiết của các sản phẩm trên.
Như vậy, trường hợp muốn thành lập công ty may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) thì đăng ký mã ngành 1410 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1410: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, có những trường hợp loại trừ đối với mã ngành 1410 như sau:
- Sản xuất trang phục bằng da lông thú (trừ mũ lưỡi trai) được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú).
- Sản xuất giày dép được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép).
- Sản xuất trang phục bằng cao su hoặc nhựa không bằng cách khâu mà chỉ gắn với nhau được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su) và nhóm 22209 (Sản xuất sản phẩm khác từ plastic).
- Sản xuất găng tay da thể thao và mũ thể thao được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao).
- Sản xuất mũ bảo hiểm (trừ mũ dùng cho thể thao) được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).
- Sản xuất quần áo bảo vệ và quần áo chống lửa được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).
- Sửa chữa trang phục được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).
Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6054:1995 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với quần áo may mặc thông dụng như sau:
- Yêu cầu đối với nguyên, phụ liệu:
+ Vải chính: Vải phải đảm bảo chất lượng tốt, có các chỉ tiêu cơ - lý - hóa (độ bền kéo đứt băng vải, độ dầy, sự thay đổi kích thước khi giặt, độ trắng, độ bền màu, đồng màu và chỉ tiêu ngoại quan) theo đúng qui định trong tiêu chuẩn các cấp hoặc theo đúng mẫu chuẩn đã được ký kết trong hợp đồng.
+ Vải dựng: Vải dựng dính (vải dựng có chất kết dính - mex) hoặc vải dựng không dính (vải dựng không có chất kết dính - canh tóc, bông cứng, bông mềm, xốp hoặc vải lót - dựng) phải có mầu sắc, độ co và độ dày phù hợp với màu sắc, độ co và độ dày của vải chính.
+ Vải lót: Vải lót thân (vinylon, vải vân đoạn láng, satanh…) phải có màu thích hợp với vải chính và có các tính chất cơ lý hóa phù hợp để không gây ảnh hưởng đến kích thước, kiểu dáng trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Vải lót ở các vị trí khác có thể khác mầu với vải, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu phù hợp với vải chính.
+ Phụ liệu trang trí: Các phụ liệu trang trí có hình dạng, kích thước và họa tiết phù hợp nhằm tăng tính thẩm mỹ và ý đồ thiết kế sản phẩm may. Các họa tiết in phải có độ bền mầu cao.
+ Chỉ: Chỉ phải phù hợp với yêu cầu của đường may liên kết, vắt sổ, trang trí hoặc phải theo đúng mẫu đã được ký kết trong hợp đồng.
++ Chỉ may (trắng hoặc màu) phải có độ bền kéo đứt không nhỏ hơn 7N (700G). Thành phần nguyên liệu, chỉ số, hướng xoắn và màu sắc (độ bền màu, độ đồng màu với vải) phải phù hợp với màu sắc, chất liệu của từng loại vải, yêu cầu đường may và chỉ số kim.
++ Chỉ vắt sổ hoặc tơ vắt sổ phải mềm mại, trơn đều và có chỉ số phù hợp với vải.
++ Chỉ thêu phải có độ bền mầu, độ đồng mầu theo yêu cầu để bảo đảm chất lượng họa tiết thêu hoặc đường trang trí.
+ Cúc, gài, dán:
++ Các loại cúc được sản xuất từ vật liệu phù hợp, có độ bền cơ và độ bền nhiệt để không bị biến dạng trong quá trình gia công và sử dụng. Cúc nhựa phải là nhựa nhiệt rắn.
++ Các loại cúc phải có chất lượng tốt, có màu sắc, kích thước phù hợp với kiểu mẫu quần áo hoặc theo hợp đồng.
++ Các loại gài làm bằng vật liệu đa dạng phải có tính thẩm mỹ, dễ liên kết trên sản phẩm và thuận tiện khi sử dụng. Miếng dán (băng dính) có kích thước phù hợp, bề mặt dán bám chắc và màu sắc thích hợp với sản phẩm.
+ Khóa kéo: Các loại khóa kéo (bằng kim loại, bằng nhựa) cần bền chắc, có kích thước và màu răng khóa cũng như nền băng vải phù hợp với độ dày, màu vải và vị trí may khóa. Có thể sử dụng các loại khóa kéo theo hợp đồng.
+ Nhãn hiệu, mác: Nhãn hàng hóa, nhãn cỡ vóc, nhãn mác (nhãn chính), nhãn ký hiệu hướng dẫn sử dụng ... được thể hiện rõ ràng, trang nhã trên vải hoặc giấy tốt, trình bày đẹp, có kích thước và nội dung phù hợp hoặc theo đúng hợp đồng.