Mã ngành 2391 quy định vè vấn đề gì? Muốn thành lập công ty chuyên về sản xuất sản phẩm chịu lửa thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 1076 là gì? Sản xuất chè thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 2394 là gì? Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao
Mã ngành 2391 là về sản xuất sản phẩm chịu lửa (Theo STT 23 Phần C Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Sản xuất vữa, bê tông, xi măng chịu lửa.
- Sản xuất sản phẩm gốm sứ chịu lửa như:
+ Đồ gốm sứ cách nhiệt từ nguyên liệu hoá thạch silic.
+ Gạch, ngói chịu lửa.
+ Sản xuất bình, nồi, vòi, ống.
Nhóm này cũng gồm: Sản xuất đồ chịu lửa có chứa manhe, cromit, đolomit.
Như vậy, trường hợp muốn thành lập công ty chuyên về sản xuất sản phẩm chịu lửa thì đăng ký mã ngành 2391 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 2391: Sản xuất sản phẩm chịu lửa (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ STT 23 Phần C Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg), mã ngành 2392, 2393 được quy định như sau:
Mã ngành 2392 là về sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét. Nhóm này gồm:
- Sản xuất gạch ngói không chịu lửa, gạch hình khối khảm.
- Sản xuất đá phiến và đá lát thềm không chịu lửa.
- Sản xuất vật liệu xây dựng bằng gốm sứ không chịu lửa như: Sản xuất gạch gốm sứ, ngói lợp, ống khói bằng gốm...
- Sản xuất gạch lát sàn từ đất sét nung.
- Sản xuất các đồ vật vệ sinh cố định làm bằng gốm.
Loại trừ:
- Sản xuất đá nhân tạo (ví dụ đá hoa cẩm thạch) được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic).
- Sản xuất sản phẩm gốm sứ chịu lửa được phân vào nhóm 23910 (Sản xuất sản phẩm chịu lửa).
Mã ngành 2393 là về sản xuất sản phẩm gốm sứ khác. Nhóm này gồm:
- Sản xuất bộ đồ ăn bằng sứ và các vật dụng khác trong nhà và nhà vệ sinh.
- Sản xuất các tượng nhỏ và các đồ trang trí bằng gốm khác.
- Sản xuất các sản phẩm cách điện và các đồ đạc cố định trong nhà cách điện bằng gốm.
- Sản xuất các sản phẩm trong phòng thí nghiệm, hoá học và các sản phẩm công nghiệp.
- Sản xuất chai, lọ, bình và các vật dụng tương tự cùng một loại được sử dụng cho việc vận chuyển và đóng gói hàng hóa.
- Sản xuất đồ nội thất bằng gốm.
- Sản xuất các sản phẩm bằng gốm chưa được phân vào đâu.
Loại trừ:
- Sản xuất đá nhân tạo (ví dụ đá hoa cẩm thạch) được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic).
- Sản xuất hàng hóa bằng gốm chịu lửa được phân vào nhóm 23910 (Sản xuất sản phẩm chịu lửa).
- Sản xuất vật liệu xây dựng bằng gốm được phân vào nhóm 23920 (Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét).
- Sản xuất các đồ vật vệ sinh bằng gốm được phân vào nhóm 23920 (Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét).
- Sản xuất đồ nữ trang giả được phân vào nhóm 32120 (Sản xuất đồ giả kim hoàn và các chi tiết liên quan).
- Sản xuất đồ chơi bằng gốm được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi).
- Sản xuất răng giả được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa).
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. |