Thành lập công ty chuyên về trộn chè và chất phụ gia có thuộc nhóm ngành sản xuất chè hay không? Có được đăng ký mã ngành 1076 hay không?
>> Mã ngành 2394 là gì? Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao
>> Mã ngành 2396 là gì? Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 1076 - 10760 là sản xuất chè. Nhóm này bao gồm các hoạt động:
- Trộn chè và chất phụ gia.
- Sản xuất chiết xuất và chế phẩm từ chè hoặc đồ pha kèm.
Như vậy công ty bạn chuyên kinh doanh về trộn chè và chất phụ gia có thể đăng ký mã ngành 1076 - 10760 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1076: Sản xuất chè (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Quý khách hàng tham khảo tại bài viết: Thành lập công ty 2024, ghi mã ngành nghề kinh doanh sao cho đúng?
Căn cứ khoản 2.1.1 Mục II QCVN 01-132:2013/BNNPTNT doanh nghiệp kinh doanh sản xuất chè búp tươi phải đảm bảo các điều kiện sau:
(i) Địa điểm sản xuất:
- Không trái với quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phương (trừ rau mầm và nấm).
- Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như: mùi, khói, bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sinh hoạt khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nghĩa trang.
(ii) Đường dẫn đến địa điểm sản xuất và đường nội đồng đáp ứng việc đi lại, vận chuyển vật tư, sản phẩm và không gây ô nhiễm cho quá trình sản xuất.
(iii) Nơi bảo quản, xử lý phân bón, tàn dư thực vật và nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ pha, bình bơm được che nắng mưa, cách ly với khu vực chứa sản phẩm, nguồn nước tưới. Đối với nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật phải được khoá cẩn thận, không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng phía trên thuốc dạng bột.
(iv) Có bể hoặc dụng cụ chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Bể hoặc dụng cụ chứa phải có đáy, mái che, đảm bảo không cho thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư phát tán ra bên ngoài.
(v) Đối với rau mầm: nơi sản xuất có mái che; không sản xuất trực tiếp trên nền đất, có biện pháp phòng trừ côn trùng và động vật gây hại.
(vi) Đất canh tác và giá thể:
- Hàm lượng các kim loại nặng trong đất, giá thể không vượt quá giá trị quy định tại Phụ lục 1 QCVN 01-132:2013/BNNPTNT.
- Trường hợp đất có chứa kim loại nặng vượt giá trị tối đa cho phép thì phải có biện pháp cải tạo đất hoặc lựa chọn loài cây trồng, biện pháp canh tác phù hợp và phân tích mẫu sản phẩm; nếu mức độ ô nhiễm của sản phẩm trong giới hạn cho phép thì được chấp nhận đủ điều kiện sản xuất đối với loài cây trồng được lấy mẫu phân tích.
(vii) Nước tưới:
- Hàm lượng các kim loại nặng, vi sinh vật gây hại trong nước tưới không vượt quá giá trị quy định tại Phụ lục 2 QCVN 01-132:2013/BNNPTNT.
- Trường hợp nước có chứa kim loại nặng, vi sinh vật gây hại vượt giá trị tối đa cho phép thì phải có biện pháp cải tạo nước tưới hoặc lựa chọn loài cây trồng, biện pháp canh tác phù hợp và phân tích mẫu sản phẩm; nếu mức độ ô nhiễm của sản phẩm trong giới hạn cho phép thì được chấp nhận đủ điều kiện sản xuất đối với loài cây trồng được lấy mẫu phân tích.
- Đối với sản xuất rau mầm, nước tưới phải đạt chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 01-1:2018/BYT.
(viii) Có quy định về vệ sinh cá nhân trong khu vực sản xuất; trường hợp có nhà vệ sinh trong khu vực sản xuất thì phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh theo QCVN 01:2011/BYT.
(ix) Yêu cầu về lao động:
Chủ cơ sở và người lao động trực tiếp có Chứng chỉ tập huấn về an toàn thực phẩm trong sản xuất rau, quả, chè búp tươi do cơ sở được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ hoặc cơ sở có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, tập huấn cấp.