Có thể hiểu Token PI là gì? Cơ chế hoạt động của token PI như thế nào? Nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử tối thiểu gồm các thông tin gì theo quy định?
>> KYC Pi Network là gì? Thời gian xét duyệt KYC trên Pi Network mất bao lâu?
>> Thông tin nợ xấu được lưu trữ tối đa bao lâu?
Pháp luật hiện hành hiện chưa có quy định cụ thể nào về “Token PI là gì?”. Tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa dưới đây để tìm hiểu về “Token PI là gì?”:
Token PI là đơn vị tiền tệ của hệ sinh thái Pi Network. Hiện tại, PI chưa được niêm yết chính thức trên các sàn giao dịch tiền mã hóa lớn, mà chỉ được giao dịch trong cộng đồng người dùng thông qua mô hình P2P (mô hình ngang hàng).
Pi Network hoạt động dựa trên một hệ thống blockchain riêng biệt, sử dụng cơ chế đồng thuận SCP (Stellar Consensus Protocol), thay vì các phương thức như Proof of Work (PoW) của Bitcoin hay Proof of Stake (PoS) của Ethereum. Cơ chế này giúp giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng và cho phép nhiều người tham gia hơn vào quá trình xác thực giao dịch.
Hiện tại, Pi Network vẫn chưa mở khóa toàn bộ số token PI cho người dùng, và do đó, token này chưa thể giao dịch chính thức trên các sàn lớn như Binance hay Coinbase. Thay vào đó, chỉ một số sàn giao dịch nhỏ đã niêm yết token PI, với giá trị thường xuyên dao động lớn, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho người dùng trong việc giao dịch.
Lưu ý, nội dung “Token PI là gì? Cơ chế hoạt động của token PI như thế nào?” chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Token PI là gì; Cơ chế hoạt động của token PI như thế nào (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-NHNN về nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử tối thiểu gồm các thông tin:
a) Thông tin về tổ chức tài chính khởi tạo và thụ hưởng bao gồm: tên giao dịch của tổ chức hoặc chi nhánh giao dịch; địa chỉ trụ sở chính (hoặc mã ngân hàng đối với giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, mã SWIFT đối với chuyển tiền điện tử quốc tế); quốc gia nhận và chuyển tiền;
b) Thông tin về khách hàng là cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; số thị thực nhập cảnh (nếu có); địa chỉ đăng ký thường trú hoặc nơi ở hiện tại khác (nếu có); quốc tịch (theo chứng từ giao dịch);
c) Thông tin về khách hàng là tổ chức tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt (nếu có); địa chỉ trụ sở chính; số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; quốc gia nơi đặt trụ sở chính;
d) Thông tin về giao dịch: số tài khoản (nếu có); số tiền; loại tiền; số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (nếu loại tiền giao dịch là ngoại tệ); lý do, mục đích giao dịch; mã giao dịch; ngày giao dịch;
đ) Thông tin khác theo yêu cầu của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền để phục vụ công tác quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2023/TT-NHNN về các tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử cụ thể gồm:
|