Lễ Hằng Thuận là gì? Chế độ nghỉ lễ, Tết của người lao động được quy định như thế nào? Người lao động kết hôn được nghỉ mấy ngày?
>> Có được ứng trước lương tháng 01/2025 để nghỉ Tết 2025?
>> Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ? Bị đau mắt đỏ có được hưởng chế độ ốm đau?
Lễ Hằng Thuận là nghi thức lễ cưới ở Phật giáo dành riêng cho người Phật tử, thường được tổ chức trang trọng tại các ngôi chùa hay thiền viện. Tên gọi “Hằng Thuận” mang ý nghĩa “luôn hòa thuận”, trong đó “hằng” biểu thị sự bền lâu, thường xuyên; còn “thuận” thể hiện sự hòa hợp, yên ấm.
Đây không chỉ là một nghi lễ tôn giáo, mà còn là dịp để cô dâu và chú rể lắng nghe những lời giáo huấn từ các vị thầy về trách nhiệm làm chồng, làm vợ và cách tu tập để xây dựng một cuộc sống hôn nhân an lạc, hạnh phúc.
Lưu ý: Nội dung “Lễ Hằng Thuận là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
(i) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch).
(ii) Tết Âm lịch: 05 ngày.
(iii) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch).
(iv) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch).
(v) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
(vi) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
Lưu ý:
- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
- Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại khoản (ii) và khoản (v).
(Theo khoản 2, khoản 3 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019)
>> Xem thêm: Chính thức: Lịch nghỉ tết Nguyên đán, lễ Quốc khánh 2025, Lễ 30/4, 01/5 năm 2025 đối với người lao động
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Lễ Hằng Thuận là gì; Quy định về chế độ nghỉ lễ, Tết của người lao động
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương của người lao động.
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Do đó, trường hợp người lao động kết hôn được nghỉ việc 03 ngày mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với công ty.
Trường hợp, người lao động muốn nghỉ hơn 03 ngày thì có thể thỏa thuận với công ty về việc nghỉ ngày phép năm.
Nếu hết phép năm, người lao động có thể thỏa thuận với công ty để nghỉ không hưởng lương (theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một công ty thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
(i) 12 ngày làm việc: đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
(ii) 14 ngày làm việc: đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
(iii) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trường hợp, người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một công ty thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.