Pháp luật hiện hành quy định nguyên tắc phân chia thặng dư đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có chia lãi như thế nào?
>> Nguồn phí bảo hiểm bị thâm hụt, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe như thế nào?
>> Doanh nghiệp bảo hiểm có được dùng uy tín của cơ quan quản lí nhà nước để quảng cáo không?
Căn cứ Điều 48 Thông tư 67/2023/TT-BTC, nguyên tắc phân chia thặng dư đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có chia lãi như sau:
(i) Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể sử dụng một phần hoặc toàn bộ thặng dư của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có chia lãi để phân chia cho các chủ hợp đồng và chủ sở hữu. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm bảo đảm tất cả các chủ hợp đồng nhận được không thấp hơn 70% số thặng dư của tổng số lãi thu được hoặc chênh lệch thặng dư giữa số thực tế và giả định sử dụng trong phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm: giả định về tỷ lệ rủi ro liên quan tới quyền lợi bảo hiểm, giả định về lãi suất đầu tư và giả định về chi phí, tùy theo số nào lớn hơn. Việc xác định mức chênh lệch thặng dư giữa số thực tế và giả định sử dụng trong phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm tại khoản này không áp dụng đối với các năm tài chính trước năm 2023.
(ii) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải được Bộ Tài chính phê chuẩn việc áp dụng hoặc thay đổi phương pháp phân chia thặng dư của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có chia lãi trước khi áp dụng, trừ trường hợp thay đổi giả định về tỷ lệ rủi ro quy định tại khoản (i) nêu trên. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được chủ động lựa chọn phương pháp xác định và phân chia thặng dư nhưng phải đảm bảo kết quả phân chia thặng dư cho các chủ hợp đồng không thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều này. Báo cáo phân chia thặng dư thực hiện theo quy định tại Mẫu số 8-NT Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 67/2023/TT-BTC.
Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn mới nhất 2024 |
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có chia lãi, nguyên tắc phân chia thặng dư 2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Thông tư 67/2023/TT-BTC, việc xác định tài sản thuộc quỹ chủ hợp đồng và quỹ chủ sở hữu được thực hiện như sau:
(i) Tài sản thuộc quỹ chủ hợp đồng bao gồm các tài sản hình thành từ nguồn dự phòng nghiệp vụ và các tài sản tương ứng với các khoản phải trả được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng (không bao gồm các khoản phải trả nội bộ giữa các quỹ); đối với quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm liên kết chung, quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm hưu trí, tài sản thuộc các quỹ chủ hợp đồng này tối thiểu phải bao gồm các tài sản hình thành từ giá trị tài khoản của khách hàng và các tài sản tương ứng với các khoản phải trả được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm (không bao gồm các khoản phải trả nội bộ giữa các quỹ trừ các khoản phải trả nội bộ về phần đóng góp ban đầu của chủ sở hữu khi thành lập quỹ).
(ii) Tài sản thuộc quỹ chủ sở hữu bao gồm các tài sản được hình thành từ quỹ chủ sở hữu, các khoản chi phí trả trước, và tài sản cố định, công trình xây dựng cơ bản dở dang, các khoản thặng dư thuộc về chủ sở hữu tại các quỹ chủ hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 5 Điều 46 Thông tư 67/2023/TT-BTC, chi phí của quỹ chủ hợp đồng bao gồm:
(i) Chi trả tiền bảo hiểm, chi trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (trừ dự phòng đảm bảo cân đối), chi hoa hồng đại lý bảo hiểm, hoa hồng môi giới bảo hiểm liên quan trực tiếp đến từng quỹ chủ hợp đồng.
(ii) Chi giám định tổn thất, chi quản lý đại lý bảo hiểm; chi thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và quyền lợi khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm, chi đề phòng, hạn chế tổn thất, chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm.
(iii) Chi phí cho hoạt động đầu tư tài sản của quỹ chủ hợp đồng.
(iv) Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm liên quan trực tiếp đến từng quỹ chủ hợp đồng.
(v) Chi phí khác liên quan trực tiếp đến quỹ chủ hợp đồng.
(vi) Chi phí chung được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng theo nguyên tắc tách quỹ đã đăng ký với Bộ Tài chính.
(vii) Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.