Pháp luật hiện hành quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe trong trường hợp nguồn phí bảo hiểm bị thâm hụt như thế nào?
>> Doanh nghiệp bảo hiểm có được dùng uy tín của cơ quan quản lí nhà nước để quảng cáo không?
>> Yêu cầu đối với tài liệu giới thiệu sản phẩm bảo hiểm nhân thọ năm 2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Thông tư 67/2023/TT-BTC, quy định về việc điều chuyển tài sản và bù đắp thâm hụt của quỹ chủ hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe như sau:
(i) Trường hợp nguồn phí bảo hiểm bị thâm hụt (giá trị tài sản thấp hơn mức trách nhiệm), doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải có trách nhiệm bổ sung bằng tiền mặt hoặc tiền gửi tại các tổ chức tín dụng từ nguồn vốn chủ sở hữu cho nguồn phí bảo hiểm đó phần thâm hụt. Khi nguồn phí bảo hiểm đó có thặng dư (là phần chênh lệch dương giữa tài sản và trách nhiệm của quỹ), doanh nghiệp được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã bổ sung trước đây nhưng không được tính các khoản lãi đối với nguồn phí bảo hiểm, với điều kiện việc hoàn lại không làm thâm hụt nguồn phí bảo hiểm.
(ii) Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải ghi nhận bằng văn bản mọi giao dịch liên quan đến khoản bù đắp thâm hụt từ nguồn vốn chủ sở hữu cho nguồn phí bảo hiểm và hoàn trả từ nguồn phí bảo hiểm về nguồn vốn chủ sở hữu. Các giao dịch này phải được thể hiện trên báo cáo tách nguồn phí bảo hiểm và nguồn vốn chủ sở hữu định kỳ có xác nhận của chuyên gia tính toán và kế toán trưởng của doanh nghiệp, chi nhánh.
Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn mới nhất 2024 |
Nguồn phí bảo hiểm bị thâm hụt, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Thông tư 67/2023/TT-BTC, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải tách riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm theo quy định tại Điều 101 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và đảm bảo các yêu cầu sau đây:
(i) Các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến nguồn nào thì sẽ được ghi nhận riêng cho nguồn đó.
(ii) Theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm.
(iii) Theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
(iv) Ghi nhận, theo dõi riêng tài sản đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ.
(v) Doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động nào của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài được ghi nhận trực tiếp cho hoạt động đó. Các khoản doanh thu, chi phí chung phải được phân bổ theo nguyên tắc hợp lý, nhất quán.
(vi) Chuyên gia tính toán có trách nhiệm bảo đảm các giao dịch liên quan đến nhiều nguồn, nghiệp vụ phải được tập hợp và phân bổ cho từng nguồn, nghiệp vụ dựa trên cơ sở công bằng và hợp lý, nhất quán. Cuối năm, chuyên gia tính toán xác định và điều chỉnh lại tỷ lệ phân bổ các giao dịch liên quan đến nhiều nguồn, nghiệp vụ bảo đảm đáp ứng quy định tại Thông tư 67/2023/TT-BTC, phù hợp với nguyên tắc đã đăng ký với Bộ Tài chính và thực tế triển khai hoạt động của doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 103 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, quy định về năm tài chính như sau:
(i) Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm dương lịch.
(ii) Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.