Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của ngân hàng OCB như thế nào? Người sử dụng lao động có các quyền nào theo quy định pháp luật? Người sử dụng lao động có những nghĩa vụ gì?
>> DEI là gì? Vai trò của DEI trong hoạt động doanh nghiệp?
>> Không gian mạng bao gồm những gì? Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động an toàn thông tin mạng?
Căn cứ theo quy định Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 về lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 và các dịp nghỉ lễ trong năm 2025, cán bộ, công chức, viên chức, cùng người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ liên tục 9 ngày, từ ngày 25/1/2025 đến hết ngày 2/2/2025 theo Dương lịch (tương ứng từ thứ Bảy, ngày 26 tháng Chạp đến hết Chủ nhật, ngày mùng 5 tháng Giêng theo Âm lịch).
Trong đó, người lao động tại các doanh nghiệp, bao gồm cả các ngân hàng, lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 sẽ được lựa chọn dựa trên một trong ba phương án sau:
- Nghỉ 1 ngày cuối năm Giáp Thìn và 4 ngày đầu năm Ất Tỵ (từ ngày 28/1/2025 đến hết ngày 1/2/2025 theo Dương lịch).
- Nghỉ 2 ngày cuối năm Giáp Thìn và 3 ngày đầu năm Ất Tỵ (từ ngày 27/1/2025 đến hết ngày 31/1/2025 theo Dương lịch).
- Nghỉ 3 ngày cuối năm Giáp Thìn và 2 ngày đầu năm Ất Tỵ (từ ngày 26/1/2025 đến hết ngày 30/1/2025 theo Dương lịch).
Lưu ý: Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ Tết Âm lịch 2025 cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.
Để khách hàng có sự chuẩn bị và thuận tiện trong các giao dịch dịp tết Nguyên đán 2015 Ngân hàng OCB (Ngân hàng TMCP Phương Đông) thông báo lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 cụ thể như sau:
Bắt đầu nghỉ từ ngày 25/01/2025 ( tức 26 tháng Chạp 2024) đến hết ngày 02/02/2025 (mùng 5 tháng Giêng 2025) và bắt đầu đi làm lại vào ngày thứ hai ngày 03/02/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng năm 2025)
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của ngân hàng OCB như thế nào (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động cụ thể như sau:
Người sử dụng lao động có các quyền như sau:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định pháp luật người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.