DEI là gì? Vai trò của DEI trong hoạt động doanh nghiệp? Người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp có trách nhiệm như thế nào? Quyền của doanh nghiệp được quy định như thế nào?
>> Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của ngân hàng OCB như thế nào?
>> Không gian mạng bao gồm những gì? Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động an toàn thông tin mạng?
Pháp luật hiện hành hiện chưa có quy định cụ thể nào về DEI là gì? Tuy nhiên quý khách hàng có thể tham khảo nội dung sau đây đêt cùng tìm hiểu DEI là gì:
DEI là viết tắt của "Diversity, Equity, and Inclusion", dịch sang tiếng Việt là "Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập". Đây là chiến lược tập trung vào việc thúc đẩy sự đa dạng và tạo ra môi trường làm việc công bằng, bình đẳng cho mọi người, bất kể giới tính, độ tuổi, sắc tộc hay nền văn hóa.
Ba yếu tố quan trọng của DEI là:
- Sự đa dạng đề cập đến sự hiện diện của những khác biệt trong một bối cảnh cụ thể. Tại nơi làm việc, điều này có thể bao gồm sự khác biệt về chủng tộc, dân tộc, giới tính, bản dạng giới, khuynh hướng tình dục, độ tuổi và tầng lớp kinh tế xã hội. Nó cũng bao hàm sự khác biệt về khả năng thể chất, việc nhân viên có con hay không – tất cả đều góp phần tạo nên sự đa dạng.
- Công bằng là quá trình đảm bảo rằng các hoạt động và chương trình được thực hiện một cách khách quan, công bằng, và mang lại cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người.
- Hòa nhập là việc đảm bảo rằng mỗi cá nhân đều cảm thấy được chào đón và thuộc về tại nơi làm việc. Điều này có nghĩa là mọi nhân viên đều cảm thấy thoải mái và nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức để tự tin thể hiện bản thân mình.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
DEI là gì;Vai trò của DEI trong hoạt động doanh nghiệp (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
DEI có vai quan trọng đối với doanh nghệp cụ thể như:
- Tăng khả năng ứng phó với thách thức: Các công ty đa dạng, công bằng và hòa nhập xử lý hiệu quả hơn các tình huống không lường trước.
- Thu hút và giữ chân nhân tài: Một môi trường DEI giúp doanh nghiệp hấp dẫn hơn với các nhân tài hàng đầu.
- Đáp ứng nhu cầu khách hàng đa dạng: DEI giúp doanh nghiệp hiểu và phục vụ tốt hơn các nhóm khách hàng khác nhau.
Lưu ý,nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Căn cứ theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cụ thể như sau:
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp có những quyền nào?
Theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền của doanh nghiệp cụ thể như sau:
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.