Thị trường Halal là gì? Sản phẩm Halal gồm những mặt hàng nào? Ai là những người tiêu dùng chính trong thị trường halal?
>> Cơ sở dữ liệu là gì? Việc quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định như thế nào?
>> CFS là gì? Thành phần hồ sơ cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu?
Halal (tính từ) có nghĩa là được phép hoặc hợp pháp, theo Luật Hồi giáo (Luật Sharia).
(Theo Mục 3.1 TCVN 13888:2023)
Người Hồi giáo chỉ sử dụng những sản phẩm được Thượng đế (Allah) cho phép và thể hiện sự cho phép là sản phẩm đó được chứng thực Halal theo Kinh Qur'an và Luật Sharia của Hồi giáo.
Như vậy, thị trường Halal là một lĩnh vực kinh tế bao gồm các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất và cung cấp theo tiêu chuẩn Halal, tức là phù hợp với các quy định của đạo Hồi.
Có thể hiểu thị trường Halal bao gồm thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, mỹ phẩm và nhiều sản phẩm khác mà người tiêu dùng Hồi giáo có thể sử dụng mà không vi phạm các quy tắc tôn giáo.
Thị trường Halal đang ngày càng phát triển, không chỉ trong các quốc gia có đông dân số Hồi giáo mà còn lan rộng ra toàn cầu.
Lưu ý: Nội dung trên về “Thị trường Halal là gì? chỉ mang tính tham khảo.
Toàn văn File word Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn mới nhất |
Halal là gì, Thị trường Halal là gì, Thị trường Halal gồm những mặt hàng nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo Mục 3.2 TCVN 13888:2023 giải thích về sản phẩm, quá trình, dịch vụ Halal như sau:
Sản phẩm, quá trình, dịch vụ Halal (Halal products, processes, services)
Sản phẩm được sản xuất, quá trình được thực hiện, dịch vụ được cung cấp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn Halal, tài liệu quy định có liên quan và tuân thủ đầy đủ các quy định của luật Hồi giáo.
Thị trường Halal bao gồm các sản phẩm Halal là tất cả hàng hóa, dịch thiết yếu của cuộc sống như thực phẩm, đồ uống, thực phẩm hữu cơ, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, dệt may, thủ công mỹ nghệ,… đến lĩnh vực dịch vụ như: ngân hàng, du lịch, an ninh, giáo dục và đào tạo, dịch vụ ăn uống, khách sạn, logistics.
Bảng phân nhóm sản phẩm Halal dùng để cấp giấy chứng nhận Halal được quy định tại Phụ lục A TCVN 13888:2023 cụ thể như sau:
Mã nhóm |
Nhóm |
Ví dụ về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ trong nhóm |
A |
Nông trại 1 Chăn nuôi |
Cá; trứng; sữa; ong mật, đánh bắt cá; săn bắn. |
B |
Nông trại 2 Trồng trọt |
Trái cây; rau; ngũ cốc; gia vị; các sản phẩm nông nghiệp |
C |
Chế biến 1 (các sản phẩm chế biến từ động vật và mau hỏng ở nhiệt độ phòng) |
Bao gồm tất cả cá hoạt động sau khi canh tác: giết mổ, chăn nuôi gia cầm, các sản phẩm từ cá và sữa |
D |
Chế biến 2 (Các các sản phẩm chế biến từ thực vật và mau hỏng ở nhiệt độ phòng) |
Trái cây tươi, nước ép trái cây: Bảo quản trái cây, rau tươi; bảo quản rau |
E |
Chế biến 3 (Các sản phẩm lâu hỏng ở nhiệt độ phòng) |
Sản phẩm đóng hộp; bánh quy; đồ ăn nhẹ; dầu; nước ăn uống; đồ uống; mỳ ống; bột mì; đường; muối |
F |
Sản xuất thức ăn chăn nuôi |
Thức ăn động vật; Thức ăn thủy sản |
G |
Dịch vụ ăn uống |
Nhà hàng, khách sạn |
H |
Phân phối |
Các cửa hàng bán lẻ, bán buôn |
I |
Dịch vụ |
Cung cấp nước; làm sạch; xử lý nước thải; xử lý chất thải; phát triển sản phẩm, quy trình và thiết bị; dịch vụ thú y, dịch vụ tài chính Hồi giáo |
J |
Vận chuyển và bảo quản |
Vận chuyển và bảo quản |
K |
Sản xuất máy móc thiết bị |
Trang thiết bị công nghiệp; máy bán hàng tự động |
L |
Sản xuất chế phẩm sinh, hoá học |
Thực phẩm bổ sung; ăn kiêng, chất làm sạch, phụ gia, vi sinh vật |
M |
Sản xuất bao bì, vật liệu bao gói |
Bao bì và vật liệu bao gói |
N |
Sản xuất các loại sản phẩm khác |
Mỹ phẩm, sợi, da... |
>> Xem chi tiết tại TCVN 13888:2023 về đánh giá sự phù hợp - yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ Halal.
Thị trường halal là một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt là trong các nước có cộng đồng người Hồi giáo lớn. Những người tiêu dùng chính trong thị trường halal chủ yếu bao gồm:
(i) Người Hồi giáo: Đây là nhóm tiêu dùng lớn nhất, vì họ tuân thủ các quy định về thực phẩm halal trong tôn giáo của mình. Họ tìm kiếm sản phẩm được chứng nhận halal để đảm bảo rằng thực phẩm và đồ uống họ tiêu thụ phù hợp với các quy tắc tôn giáo.
(ii) Người tiêu dùng không Hồi giáo: Nhiều người không theo đạo Hồi cũng chọn sản phẩm halal vì chúng thường được coi là sạch sẽ và chất lượng cao. Xu hướng này đang gia tăng, đặc biệt trong các thị trường phương Tây.
(iii) Người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe: Một số người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm halal vì họ tin rằng quy trình sản xuất halal mang lại lợi ích cho sức khỏe, như việc không sử dụng hóa chất độc hại.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về “Thị trường Halal là gì? Thị trường Halal gồm những mặt hàng nào? Ai là những người tiêu dùng chính trong thị trường halal?”