Sau một thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ có việc làm nhưng không thực hiện thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm thì bị phạt như thế nào? – Minh Quân (Đắk Lắk).
>> Doanh nghiệp báo cáo tai nạn lao động sai sự thật, bị phạt bao nhiêu tiền?
>> Công ty chậm trả lương, nhân viên có được nhận thêm tiền lãi không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, thông báo tìm kiếm việc làm được thực hiện như sau:
Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN), hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, trừ trường hợp tại mục 2 và 3 bên dưới.
Như vậy, nếu bạn không thuộc những trường hợp nêu tại mục 2, mục 3 thì bạn phải thực hiện thông báo hằng tháng về tình trạng tìm kiếm việc làm với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành (đang còn hiệu lực) |
Đã có việc làm nhưng không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm, có bị phạt?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH sau:
(i) Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên.
(ii) Người lao động được xác định thuộc Danh mục bệnh phải điều trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
(iii) Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ.
(iv) Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề.
(v) Thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng.
Lưu ý: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc một trong các trường hợp tại các trường hợp (ii), (iii), (iv) và (v) nêu tại mục này thì người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy đề nghị không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo Mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH và kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện. Sau khi hết thời hạn của một trong các trường hợp nêu trên, người lao động phải tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH sau đây:
- Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp quy định tại mục 2(ii) có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền.
- Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Các trường hợp không trực tiếp đến Trung tâm dịch vụ việc làm thì chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định, người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện.
4. NLĐ có việc làm nhưng không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm bị xử phạt như thế nào?
Tại điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 40. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
c) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, sau một thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và có việc làm nhưng không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm thì chịu mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và phải nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền trợ cấp thất nghiệp mà bạn đã nhận được do không thông báo về việc đã có việc làm cho Trung tâm dịch vụ việc làm.