Cúng đón Tân Niên 2025 vào ngày nào? Cần chuẩn bị những gì? Theo quy đinh pháp luật hiện hành người lao động có được tự bắn pháo hoa để Cúng đón Tân Niên 2025 không?
>> Người lao động có được ủy quyền cho người khác nhận lương thay không?
>> Gây rối trật tự công cộng Tết 2025 bị xử lý ra sao?
Lễ cúng đón Tân Niên, hay còn gọi là lễ cúng Giao thừa, thường được thực hiện vào đêm cuối cùng của năm âm lịch, tức đêm 30 tháng Chạp. Tuy nhiên, trong năm 2025 (năm Ất Tỵ), tháng Chạp là tháng thiếu, chỉ có 29 ngày, nên lễ cúng Giao thừa sẽ diễn ra vào đêm 29 tháng Chạp, tức ngày 28 tháng 1 năm 2025 dương lịch.
Ngoài ra, lễ cúng Tất niên thường được tổ chức vào các ngày cuối năm âm lịch để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và chuẩn bị đón năm mới. Trong năm 2025, các ngày tốt để cúng Tất niên bao gồm:
Ngày 26 tháng Chạp (tức 25/1/2025 dương lịch)
Ngày 27 tháng Chạp (tức 26/1/2025 dương lịch)
Ngày 28 tháng Chạp (tức 27/1/2025 dương lịch)
Ngày 29 tháng Chạp (tức 28/1/2025 dương lịch)
Mỗi ngày đều có các khung giờ đẹp để tiến hành lễ cúng, như giờ Ngọ (11h-13h) và giờ Dậu (17h-19h).
Việc chọn ngày và giờ cúng phù hợp giúp gia đình thuận lợi trong việc chuẩn bị và thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, đồng thời đón chào năm mới với nhiều may mắn và tài lộc.
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Giải đáp: Cúng đón Tân Niên 2025 vào ngày nào; Cần chuẩn bị những gì (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Lễ cúng đón Tân Niên (Giao thừa hoặc Tất niên) là một phong tục quan trọng để tạ ơn trời đất, tổ tiên, và cầu mong một năm mới bình an, may mắn. Để chuẩn bị lễ cúng chu đáo, bạn cần:
(i) Bàn thờ tổ tiên
- Lau dọn sạch sẽ bàn thờ.
- Thay nước và thắp hương hàng ngày trong dịp Tết.
- Đặt mâm cỗ cúng hoặc mâm ngũ quả lên bàn thờ.
(ii) Mâm ngũ quả
Chọn 5 loại trái cây tượng trưng cho ngũ hành, tùy từng vùng miền:
- Miền Bắc: Chuối, bưởi, quất, hồng, táo.
- Miền Nam: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (ý nghĩa: "Cầu vừa đủ xài sung túc").
- Miền Trung: Không quá câu nệ, thường là các loại quả tươi ngon.
(iii) Mâm cỗ cúng
Chuẩn bị đầy đủ món ăn tùy theo phong tục địa phương:
- Mâm cúng mặn:
+ Gà luộc (hoặc heo quay).
+ Xôi gấc hoặc bánh chưng, bánh tét.
+ Giò, chả lụa.
+ Canh mọc, nem rán, hoặc món đặc trưng địa phương.
- Mâm cúng chay: (nếu gia đình theo Phật):
+ Xôi, chè.
+ Rau củ xào.
+ Canh nấm, đậu hũ.
(iv) Vàng mã và đồ lễ
- Giấy tiền vàng mã (theo phong tục từng nơi).
- Bộ lễ cúng Táo quân hoặc thần linh (nếu cần).
- Hương, nến, đèn dầu.
(v) Lễ vật cúng ngoài trời (Giao thừa)
Nếu cúng Giao thừa ngoài trời, cần chuẩn bị thêm:
- Một mâm lễ nhỏ (hoa, trái cây, bánh kẹo).
- Mâm cúng mặn/chay (nhỏ gọn, tùy gia đình).
- Trà, rượu, nước sạch.
- Hương, đèn cầy.
(vi) Trang trí và không gian
- Hoa tươi: Thường dùng hoa cúc, hoa đào, hoa mai.
- Trang trí không gian đón Tết với cây cảnh, đèn lồng, câu đối đỏ.
(vii) Văn khấn
Chuẩn bị văn khấn phù hợp:
- Văn khấn Tất niên: Thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.
- Văn khấn Giao thừa: Cầu xin các vị thần linh phù hộ cho năm mới.
Nội dung “Cúng đón Tân Niên 2025 vào ngày nào? Cần chuẩn bị những gì?” chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, về việc sử dụng pháo hoa như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, NLĐ được phép sử dụng pháo hoa để cúng đón Tân Niên 2025 nếu đáp ứng các điều kiện:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Chỉ sử dụng pháo hoa hợp pháp được mua từ các tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Việc sử dụng pháo hoa cần tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật để tránh vi phạm và đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.