Có căn cứ cho rằng công ty tôi chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, nếu thật vậy thì công ty tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Quy định pháp luật cụ thể ra sao?
>> Năm 2024, sau khi mổ u tuyến giáp được nghỉ dưỡng sức bao lâu?
>> Hộ kinh doanh có phải đóng bảo hiểm xã hội năm 2024?
Căn cứ khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (bao gồm hành vi chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động) từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu công ty nào có hành vi chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động từ 30 ngày trở lên thì sẽ bị xử lý theo quy định cụ thể nêu trên.
Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn thi hành 2023 |
Công ty chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội 2024 của người lao động, bị phạt bao nhiêu tiền
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội nghiêm cấm các hành vi sau đây:
(i) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
(ii) Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
(iii) Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
(iv) Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
(v) Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
(vi) Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
(vii) Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
(viii) Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như sau:
(i) Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
(ii) Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
- Hằng tháng.
- 03 tháng một lần.
- 06 tháng một lần.
- 12 tháng một lần.
- 01 lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc 01 lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Mục này.
Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc – Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau: a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng; b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này. 2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. |