Có thể hiểu trí tuệ nhân tạo là gì? Cụ thể về 04 chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ Chiến lược phát triển ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 được quy định như thế nào?
>> Sinh trắc học là gì? 03 giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến
>> Trường hợp nào được phép chỉ định thầu rút gọn?
Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp “Trí tuệ nhân tạo là gì? 04 chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ Chiến lược phát triển ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 là gì?”. Tuy nhiên, những nội dung khái niệm này chỉ mang tính chất tham khảo.
Để giải đáp "Trí tuệ nhân tạo là gì", căn cứ điểm c tiết 1 Mục I Phần thứ nhất Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019 – 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4888/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 và điểm c tiết 1 Mục I Phần thứ nhất Đề án giáo dục thông minh và học tập suốt đời tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2030 ban hành kèm theo Quyết định 3249/QĐ-UBND ngày 06/09/2021 giải thích: Trí tuệ nhân tạo là một thuật ngữ chỉ việc con người phát triển các ứng dụng trên máy tính cho phép máy tính có thể tự động thực hiện các hành vi thông minh như con người.
Hoặc tham khảo thêm về trí tuệ nhân tạo tại STT 1 Phụ lục 2 Giải thích thuật ngữ ban hành kèm theo Quyết định 2655/QĐ-NHNN ngày 26/12/2019: Trí tuệ nhân tạo (hay còn gọi là AI) là các công nghệ giúp cho máy móc/phần mềm mô phỏng trí tuệ con người trong các hoạt động thực tế.
Như vậy, quý khách hàng có thể hiểu trí tuệ nhân tạo là Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) là một lĩnh vực trong khoa học máy tính tập trung vào việc phát triển các hệ thống có khả năng thực hiện các tác vụ mà thường cần đến trí tuệ con người.
File word Luật Doanh nghiệp 2020 và toàn bộ văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Giải đáp: Trí tuệ nhân tạo là gì; 04 chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ Chiến lược phát triển ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 là gì (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Mục 2 Kế hoạch hành động năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 699/QĐ-BTTTT ngày 03/05/2024, các chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ Chiến lược phát triển ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 cụ thể gồm 04 nội dung sau đây:
Chỉ tiêu |
: |
Dịch vụ công trực tuyến toàn trình có ứng dụng AI hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. |
Đến năm 2024 |
: |
30% |
Đến năm 2030 |
: |
100% |
Cách tính |
: |
Số lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình có ứng dụng AI (ví dụ: sử dụng trợ lý ảo, trả lời tự động, robot phần mềm…) hỗ trợ trực tuyến người dân/Tổng số các dịch vụ công trực tuyến toàn trình. |
Chỉ tiêu |
: |
Đô thị có ứng dụng AI giải quyết ít nhất 01 vấn đề bức thiết của xã hội tại đô thị. |
Đến năm 2024 |
: |
20% |
Đến năm 2030 |
: |
100% |
Cách tính |
: |
- Số lượng đô thị có ứng dụng AI giải quyết ít nhất 1 vấn đề bức thiết của xã hội/Tổng số các đô thị. - Vấn đề “bức thiết của xã hội” do đô thị tự lựa chọn. |
Chỉ tiêu |
: |
Cán bộ, chuyên gia trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương và các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về AI ứng dụng. |
Đến năm 2024 |
: |
Tối thiểu 100 người. |
Đến năm 2030 |
: |
Tối thiểu 1000 người. |
Cách tính |
: |
Số cán bộ, chuyên gia hoàn thành khóa đào tạo AI ứng dụng được lồng ghép trong Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022. |
Chỉ tiêu |
: |
Cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh, đã mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở theo đúng quy định trên cổng dữ liệu quốc gia, để phục vụ phát triển AI ứng dụng cho kinh tế số, xã hội số. |
Đến năm 2024 |
: |
20% |
Đến năm 2030 |
: |
100% |
Cách tính |
: |
Số cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh, đã mở dữ liệu và có dữ liệu mở theo đúng quy định trên cổng dữ liệu quốc gia/Tổng số cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh.
|