Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4888/QĐ-BYT 2019 ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh

Số hiệu: 4888/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thị Kim Tiến
Ngày ban hành: 18/10/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4888/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Y TẾ THÔNG MINH GIAI ĐOẠN 2019 -2025

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 09 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ chương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 ngày 6 tháng 2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo quyết định này Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ, các Thủ trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, các Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế Bộ, Ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng CP;
- Ban Kinh tế trung ương;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Bộ trưởng, Thứ trưởng BYT;
- Cổng thông tin điện tử BYT;
- Lưu: VT, CNTT.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Tiến

 

ĐỀ ÁN

ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Y TẾ THÔNG MINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4888/QĐ-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phần thứ nhất

BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP SỐ

1. Tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một xu thế lớn, hội tụ nhiều công nghệ trên nền tảng số hóa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba với sự phát triển đột phá của công nghệ Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn, điện toán đám mây và các công nghệ số khác để thực hiện siêu kết nối, tích hợp các hệ thống số hóa - vật lý - sinh học, giữa thế giới thực và không gian số tạo ra lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mới, chuyển đổi toàn diện trên tất cả các mặt của cuộc sống, từ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh đến cách thức tiêu dùng, giao tiếp xã hội, thậm chí thay đổi chính bản thân con người.

Công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ và tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Những thay đổi mang tính cách mạng về khoa học, đột phá của công nghệ số dẫn tới xu hướng phát triển và yêu cầu thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, mô hình kinh tế, xã hội quốc gia cũng như hệ thống quản lý của các ngành, lĩnh vực.

a) Điện toán đám mây (Cloud computing)

Điện toán đám mây cho phép cung cấp không giới hạn và theo nhu cầu của từng đơn vị theo kiểu cung cấp dịch vụ, bao gồm dịch vụ hạ tầng lưu trữ, dịch vụ nền tảng phát triển và dịch vụ phần mềm. Điều này cho phép các đơn vị có thể sử dụng điện toán đám mây cho quản lý, lưu trữ, ứng dụng dữ liệu lớn, phức tạp mà không mất quá nhiều thời gian, công sức để quản lý, mở rộng, tối ưu.

b) Dữ liệu lớn (Bigdata)

Dữ liệu lớn là một thuật ngữ cho việc quản lý, lưu trữ, khai thác, phân tích, dự báo dựa trên một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được.

Khả năng xử lý dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo hỗ trợ đắc lực cho ngành y tế trong nhiều hoạt động khác nhau như theo dõi, kiểm soát dịch bệnh, thống kê y tế, khám chữa bệnh, quản trị y tế.

c) Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo là một thuật ngữ chỉ việc con người phát triển các ứng dụng trên máy tính cho phép máy tính có thể tự động thực hiện các hành vi thông minh như con người.

Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong ngành y tế như hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh bệnh lý, hỗ trợ phân tích, đánh giá kết quả xét nghiệm, phẫu thuật bằng robot.

d) Internet kết nối vạn vật (IoT)

Internet kết nối vạn vật (IoT) là một thuật ngữ chỉ việc kết nối và trao đổi giữa các thiết bị vật lý như các máy tính, điện thoại di động, thiết bị điện tử, cảm biến, xe cộ, đồ gia dụng điện tử...            

e) Công nghệ chuỗi khối (Blockchain)

Blockchain là công nghệ quản lý cơ sở dữ liệu phân tán, ghi lại mọi thông tin, giao dịch trong các block (khối) trong một chuỗi thời gian với đặc điểm là khi giao dịch đã được ghi vào các khối thì không ai có thể thay đổi hay làm giả mạo. Tính năng này đảm bảo không thay đổi hay giả mạo liên quan đến “an toàn” cho cả hệ thống. Công nghệ chuỗi khối gần đây được coi như là một công nghệ hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn, tính riêng tư trong hồ sơ sức khỏe người dân.

g) Công nghệ in 3D

Công nghệ in 3D là sự phát triển tầm cao của công nghệ in, làm cho người ta có thể sản xuất ra những sản phẩm có cấu trúc tương đối phức tạp nhưng lại được gói thành một khối duy nhất.

Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, công nghệ in 3D giúp tạo ra nhiều sản phẩm như các dụng cụ y tế, các mô hình trong khám chữa bệnh, các phụ tùng giả, xương, sụn tai, van tim, các mô, mô hình cơ thể người,…, được sử dụng khá phổ biến trong những năm gần đây.

2. Chủ trương, chính sách của Việt Nam chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Ở nước ta, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến chính trị, quốc phòng, an ninh và môi trường. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Bộ Chính trị khóa XII đã chỉ đạo nắm bắt về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hàng loạt các công trình nghiên cứu, diễn đàn, hội thảo đã được tổ chức để làm rõ bản chất, phân tích và dự báo tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tại Nghị quyết số 23/NQ-TW ngày 22/3/2018 về “ Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”, Bộ Chính trị đã chỉ đạo nghiên cứu xây dựng và triển khai Chiến lược tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Việt Nam, Chiến lược chuyển đổi số quốc gia và nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển phù hợp với điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16- CT/TTg ngày 4/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành và địa phương triển khai, xây dựng các chính sách cụ thể.

II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

1. Mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ số trong ngành y tế

a) Mức độ sẵn sàng về hạ tầng kỹ thuật số ngành y tế

Bộ Y tế đang xây dựng trung tâm dữ liệu y tế quốc gia, đầu tư hạ tầng phòng máy chủ đạt tiêu chuẩn Tier2 trở lên; hình thành trục tích hợp cho các hệ thống thông tin quy mô quốc gia; hoàn thiện hệ thống dịch vụ công trực tuyến; đưa vào vận hành hệ thống thống kê y tế điện tử và hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân;... Hạ tầng kỹ thuật đang được xây dựng đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan trong ngành y tế và duy trì, nâng cấp, cải tạo mạng trục chính, mạng wifi... được thực hiện hàng năm.

b) Mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực y tế

Ngành y tế đã tiếp cận các công nghệ số như vạn vật y tế kết nối, trí tuệ nhân tạo trong y tế, thực tế ảo, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn:

Thứ nhất, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh: hầu hết các bệnh viện đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện. Một số bệnh viện đã sử dụng mạng xã hội trong tương tác bệnh nhân như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh; phát triển ứng dụng bệnh án điện tử; ứng dụng điện toán đám mây, ... .

Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai thành công trong việc kết nối liên thông giữa các cơ sở khám chữa bệnh cả nước với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cho tới nay đã có 99.5% các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước đã kết nối liên thông với hệ thống giám định khám, chữa bệnh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thứ hai, xây dựng hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và kết nối vạn vật trong y tế. Ngành y tế xây dựng Dự án Telemedicine từ các bệnh viện hạt nhân đến các bệnh viện vệ tinh. Kết nối thiết bị điện tử và truyền tải dữ liệu lên hệ thống, kết nối hệ thống HIS-LIS-RIS, PACS-EMR, định dạng người bệnh qua mã vạch, cảm biến, RFID.

Thứ ba, triển khai ứng dụng rô-bốt trong y tế. Ngành y tế hiện đang có 4 hệ thống rô-bốt nổi bật được ứng dụng trong y học hiện đại. Rô-bốt phẫu thuật nội soi Da vinci, rô bốt phẫu thuật cột sống Renaissance, rô-bốt phẫu thuật khớp gối và khớp háng Makoplasty và rô bốt phẫu thuật thần kinh Rosa.

Thứ tư, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Ngành y tế đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư tại một số bệnh viện. Bệnh viện đa khoa Phú thọ năm 2018, Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh năm 2018. Ứng dụng ra quyết định lâm sàng trong các hệ thống thông tin bệnh viện, cảnh báo tương tác thuốc bệnh viện; hỗ trợ tư vấn – Chatbot; nhận dạng tiếng nói để nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin bệnh viện.

c) Mức độ sẵn sàng về quản lý nhà nước và dịch vụ y tế

 Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) chuyên ngành y tế như Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử; Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư 49/2017/T-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động y tế từ xa; Thông tư số 53/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng và các văn bản chuyên môn khác trong lĩnh vực an toàn thông tin, chữ ký số, ….

d) Mức độ sẵn sàng về chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch và các nhiệm vụ liên quan đến Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của ngành y tế

Ngành y tế đã ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 1.0 tại Bộ Y tế từ năm 2015 nhằm tăng cường khả năng kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ sử dụng thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin đồng bộ; tăng cường chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, triển khai thành công và có hiệu quả nhiều dịch vụ công trực tuyến.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế tập trung thực hiện 3 chương trình y tế điện tử: Chương trình 1. Xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai thống kê y tế điện tử để từng bước hình thành Trung tâm dữ liệu y tế quốc gia. Chương trình 2. Triển khai thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử và phần mềm quản lý trạm y tế xã theo tiêu chuẩn. Chương trình 3. Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến một cửa của Bộ Y tế, kết nối một cửa quốc gia, một cửa ASEAN.

đ) Mức độ sẵn sàng về tổ chức bộ máy và nhân lực số ngành Y tế

Để đảm bảo thống nhất quản lý hoạt động ứng dụng và triển khai công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, ngành y tế đã thành lập Cục Công nghệ thông tin năm 2012. Các đơn vị trong ngành Y tế, các bệnh viện đều hình thành tổ chức chuyên trách công nghệ thông tin và có cán bộ phụ trách về ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Tác động của công nghệ số tới ngành y tế

Qua phân tích những xu hướng phát triển của công nghệ số và sự sẵn sàng ứng dụng công nghệ số trong ngành y tế, có thể thấy việc phát triển công nghệ số sẽ tác động có tính thay đổi cốt lõi đến ngành y tế theo ba góc độ:

Thứ nhất, tác động đến cách thức quản lý, chỉ đạo điều hành trong nội bộ của các cơ quan trong Bộ Y tế, hướng đến cách thức quản lý công việc trên nền tảng công nghệ số của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ hai, tác động đến trực tiếp đến các đối tượng và các dịch vụ cung cấp của ngành y tế: thay đổi cách tiếp nhận các dịch vụ y tế truyền thống sang các dịch vụ y tế số mà nền tảng là dữ liệu số.

Thứ ba, có thể được xem là quan trọng nhất, là cách thức thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Quá trình chuyển đổi số sẽ thúc đẩy các cơ quan quản lý, các cơ sở y tế đầu tư vào số hóa dữ liệu và ứng dụng CNTT mạnh mẽ.

Trong một môi trường mà các tổ chức được định hướng bởi dữ liệu và cách thức làm việc mới thì tương lai của ngành y tế gắn liền với khả năng kết nối, trao đổi, sử dụng và phân tích dữ liệu. Điều này đòi hỏi ngành y tế phải thay đổi cách thức làm việc, thay vì làm việc trên giấy tờ theo phương pháp truyền thống phải chuyển đổi sang làm việc trên dữ liệu số và từng bước hoàn hiện việc kết nối, trao đổi, sử dụng và phân tích dữ liệu số.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc xây dựng Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh là rất cần thiết để nhanh chóng ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông minh trong ngành y tế, hướng tới hỗ trợ đổi mới hoạt động của ngành y tế theo hướng hiện đại, thông minh.

III. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ chương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/04/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/03/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025.

Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016 -2020;

Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”;

Quyết định số 445/QĐ-BYT ngày 05/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 của Bộ Y tế.

Phần thứ hai

NGUYÊN TẮC, KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU

I. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Thứ nhất, các nội dung của Đề án phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số và các định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình chăm sóc sức khỏe nhân dân của Bộ Y tế.

Thứ hai, chú trọng ứng dụng các thành quả khoa học công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ thông minh góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước ngành y tế, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Thứ ba, việc ứng dụng và phát triển công nghệ số, công nghệ thông minh trong y tế góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, trong đó Bộ Y tế đóng vai trò điều phối, xây dựng cơ chế, chính sách, các quy định để hình thành hành lang pháp lý cho ứng dụng, phát triển của CNTT y tế thông minh.

II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1. Y tế điện tử (e-health)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Y tế điện tử là việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong chăm sóc sức khỏe theo ít nhất 05 lĩnh vực chiến lược gồm: điều trị, nghiên cứu, đào tạo, theo dõi dịch bệnh và giám sát y tế công cộng. Nói một cách khác, e-health là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lập kế hoạch, quản lý và triển khai các dịch vụ y tế.

2. Y tế số (digital health)

Y tế số là bước phát triển tiếp theo của y tế điện tử trong đó tập trung vào việc thu thập, khai thác, sử dụng dữ liệu y tế bằng các công nghệ số ứng dụng trong các hoạt động của ngành y tế.

Các công nghệ số bao gồm các dạng công nghệ như:

- Các cảm biến vật lý để thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh.

- Khả năng lưu trữ, tính toán và phân tích dữ liệu lớn thu thập được.

- Các hoạt động tự động có thể hỗ trợ người sử dụng ra quyết định dựa trên các dữ liệu thu thập được.

- Các công nghệ số khác trong việc khai thác, sử dụng dữ liệu y tế.

3. Y tế thông minh (smart health)

Y tế thông minh là việc tăng cường các công nghệ tự động và trí tuệ nhân tạo trong phát triển y tế số nhằm tự động hóa, tối ưu hóa các hoạt động y tế, tạo ra các bước đột phá trong việc chăm sóc sức khỏe người dân.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Ứng dụng và phát triển công nghệ số, công nghệ thông minh trong y tế góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời.

2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh, góp phần thực hiện tốt Chương trình sức khỏe Việt Nam.

Mục tiêu 2: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám, chữa bệnh góp phần cải cách hành chính và giảm quá tải bệnh viện; sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử, hình thành các bệnh viện thông minh.

Mục tiêu 3: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý y tế, triển khai hệ thống văn phòng điện tử, cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử về thủ tục hành chính, đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4, xây dựng nền quản trị y tế thông minh.

Phần thứ ba

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật

a) Xây dựng, ban hành kiến trúc y tế điện tử để quy hoạch việc triển khai công nghệ thông tin trong ngành y tế.

b) Xây dựng, ban hành quy định về mã số định danh y tế cho mỗi người dân Việt Nam.

c) Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kết nối liên thông giữa các phần mềm trong ngành y tế (Phần mềm quản lý trạm y tế xã, phường, phần mềm bệnh án điện tử, phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử).

d) Xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về CNTT y tế, xác định giá dịch vụ CNTT là một thành phần trong giá dịch vụ y tế.

đ) Xây dựng, ban hành quy định về quản lý, sử dụng danh mục dùng chung điện tử trong ngành y tế.

e) Xây dựng, ban hành quy chế sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử.

g) Xây dựng, ban hành các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh; bảo đảm tính riêng tư của thông tin y tế trên môi trường mạng.

h) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách cho cán bộ làm CNTT y tế.

2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin y tế

a) Phát triển trung tâm dữ liệu y tế quốc gia bảo đảm có thể lưu trữ, quản lý đủ các số liệu tập trung của ngành y tế:

- Thống nhất, tập trung đầu mối thu nhận thông tin y tế ở Cục CNTT để hình thành cơ sở dữ liệu y tế quốc gia.

- Xây dựng trung tâm dữ liệu y tế quốc gia đạt tối thiểu mức 2 theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ vận hành, khai thác, khai phá dữ liệu lớn ứng dụng trong y tế.

b) Xây dựng các trung tâm dữ liệu y tế chuyên ngành

Căn cứ vào nhu cầu và thực tiễn, các cơ sở y tế có các chuyên ngành chuyên sâu (tim mạch, hô hấp, xương khớp, ung thư, sản nhi,…) lập các dự án đầu tư xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn của chuyên ngành làm nền tảng ứng dụng và phát triển trí tuệ nhân tạo.

c) Xây dựng trung tâm dữ liệu gen (ADN) người Việt Nam

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật hiện đại, thế hệ mới để giải mã trình tự gene người Việt Nam phục vụ nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe người dân tại trường Đại học Y Hà Nội hoặc Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu gene.

- Bảo đảm nguồn nhân lực chuyên sâu để khai thác dữ liệu về gen phục vụ công tác phòng bệnh và khám chữa bệnh.

d) Phát triển hệ thống thu thập số liệu y tế trên mạng (trục tích hợp dữ liệu y tế).

đ) Triển khai số hóa các văn bản, tài liệu của ngành y tế.

e) Triển khai hệ thống giám sát an toàn, an ninh thông tin ngành y tế.

g) Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin cơ quan Bộ Y tế.

h) Xây dựng, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ sở y tế.

i) Triển khai hệ thống chữ ký số, chữ ký điện tử tại cơ quan Bộ Y tế và các cơ sở y tế.

3. Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh, góp phần thực hiện thành công chương trình sức khỏe Việt Nam

a) Xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân: Hồ sơ sức khỏe điện tử ghi lại và lưu trữ thông tin tóm tắt các đợt khám chữa bệnh xuyên suốt theo thời gian sống của người dân theo Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Phấn đấu đến năm 2025 bảo đảm 95% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

b) Tin học hóa hoạt động trạm y tế: Xây dựng, triển khai phần mềm quản lý hoạt động trạm y tế theo quy định tại Quyết định số 6110/QĐ-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế, xã, phường, thị trấn và Quyết định số 6111/QĐ-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về phê duyệt Đề án tin học hóa y tế cơ sở, bảo đảm kết nối và chia sẻ thông tin với các hệ thống thông tin bệnh viện, hồ sơ sức khỏe điện tử, hệ thống giám định và thanh toán bảo hiểm y tế, hệ thống thống kê y tế điện tử trong toàn quốc.

c) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ thông minh trong phòng bệnh, môi trường, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng và phòng chống HIV/AIDS. Ưu tiên triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc theo dõi, cảnh báo dịch bệnh trên cả nước.

d) Phát triển các ứng dụng cung cấp tri thức phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân; các thông tin về cơ sở y tế, bác sĩ, dịch vụ y tế trên môi trường web, di động, giúp người dân có thể tra cứu thông tin y tế dễ dàng, hiệu quả, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, kết nối với hệ tri thức Việt số hóa.

đ) Phát triển các ứng dụng thông minh cho phép cung cấp các dịch vụ theo dõi, trợ giúp, chăm sóc sức khỏe người dân từ xa, kết nối trực tuyến giữa người bệnh, các thiết bị theo dõi sức khỏe và cán bộ y tế.

e) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu và sản xuất Dược phẩm.

4. Xây dựng hệ thống khám, chữa bệnh thông minh

a) Hoàn thiện các phần mềm quản lý và số hóa bệnh viện:

- Triển khai hệ thống phần mềm HIS, LIS, RIS/PACS, EMR tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế bảo đảm khả năng kết nối liên thông, chia sẻ, tích hợp dữ liệu, đồng thời bảo đảm khả năng kết nối liên thông với tất cả các trang thiết bị hiện có trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (máy xét nghiệm, máy chẩn đoán hình ảnh, các màn hình tương tác, các thiết bị cầm tay cá nhân, …) trên mạng nhằm nâng cao khả năng tự động hóa.

- Đồng bộ mã số định danh Y tế (ID): Bộ Y tế xem xét việc sử dụng mã số BHYT của người dân để xây dựng ID và triển khai thực hiện trên toàn quốc.

- Xây dựng “bệnh viện thông minh”: Các cơ sở khám, chữa bệnh căn cứ Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám, chữa bệnh để xây dựng lộ trình đáp ứng “bệnh viện thông minh” (Mức 6 của Thông tư 54).

b) Triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình quy định tại Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt.

c) Xây dựng và phát triển các cây (KIOS) thông tin tại bệnh viện.

d) Phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khám chữa bệnh, ưu tiên một số lĩnh vực sau:

- Xây dựng chuẩn kết nối các thiết bị liên quan đến chăm sóc sức khỏe theo nguyên lý vạn vật y tế kết nối (Internet of Medical Things - IoMT) làm nền tảng xây dựng các hệ thống chuyên gia hỗ trợ ra quyết định lâm sàng.

- Phát triển hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng kết hợp chặt chẽ và thực hiện tức thời (real-time) cùng với hồ sơ sức khỏe điện tử.

- Hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh.

- Hỗ trợ phẫu thuật.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở khám chữa bệnh xây dựng hệ thống dữ liệu lớn với các thuật toán phân tích nhanh hỗ trợ ra quyết định lâm sàng dựa trên trí tuệ nhân tạo.

- Chẩn đoán, điều trị và dự phòng bằng y dược cổ truyền.

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các chuyên ngành sâu như chẩn đoán hình ảnh, tim mạch, hô hấp, xương khớp, ung thư, sản nhi ….

5. Xây dựng nền quản trị y tế thông minh

a) Triển khai nền hành chính y tế điện tử:

- Triển khai, hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành điện tử, hạn chế việc sử dụng giấy tờ tại cơ quan Bộ Y tế, Sở Y tế và các đơn vị trong ngành. Ứng dụng phát triển giao dịch điện tử, xác thực điện tử, văn phòng điện tử ở các cơ quan, đơn vị.

- Hoàn thành cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống thông tin một cửa điện tử về thủ tục hành chính trong năm 2020. Tăng cường xây dựng, triển khai các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế kết nối hệ thống một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, bảo đảm 50% số dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế có số lượng hồ sơ lớn đạt mức 3 mức 4 vào năm 2020, 100% vào năm 2025.

b) Triển khai thống kê y tế điện tử thu thập số liệu hoạt động của ngành y tế trên cả nước:

- Xây dựng phần mềm thống kê y tế triển khai trên toàn quốc.

- Thực hiện trao đổi, liên thông dữ liệu giữa phần mềm Thống kê y tế và các phần mềm khác (quản lý y tế xã phường, hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử).

- Triển khai thống kê y tế điện tử trên toàn quốc, phấn đấu đến năm 2020 công tác thống kê y tế tổng hợp cơ bản được thực hiện trên môi trường mạng.

- Hình thành cơ sở dữ liệu thống kê y tế, cung cấp số liệu phục vụ cho công tác quản lý, hoạch định chính sách của ngành y tế.

c) Hoàn thành cơ sở dữ liệu y tế quốc gia, ứng dụng các công nghệ thông minh để phân tích số liệu về hoạt động y tế kịp thời, chính xác, giúp dự báo về diễn biến tình trạng sức khỏe, bệnh tật trong cộng đồng, từ đó có các chính sách y tế phù hợp.

d) Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực y tế.

đ) Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý cung ứng thuốc, kiểm nghiệm thuốc và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành dược.

e) Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý trang thiết bị y tế.

g) Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý các cơ sở y tế, triển khai trên hệ thống bản đồ số, hỗ trợ người dân tìm kiếm các cơ sở y tế phù hợp được thuận lợi, dễ dàng.

h) Ứng dụng phân tích dữ liệu lớn và ứng dụng trí tuệ nhân tạo nâng cao năng lực mã hóa lâm sàng.

6. Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực

a) Đối với nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin:

- Phát triển nguồn nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin tại Cục Công nghệ thông tin đủ số lượng, chất lượng theo vị trí việc làm cụ thể, đáp ứng việc triển khai y tế thông minh.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin, trong đó chú trọng đào tạo chuyên sâu và cập nhật công nghệ mới, đào tạo “kỹ sư phần mềm”, “kỹ sư quản trị hệ thống”, “kỹ sư phân tích dữ liệu” để khai thác và đủ khả năng quản lý, vận hành và phát triển hệ thống công nghệ thông tin của ngành y tế trong thời kỳ Cách mạng lần thứ tư.

- Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các Sở Y tế; các cơ sở y tế: hình thành các bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin hoặc có trách nhiệm bố trí cán bộ có chuyên môn về công nghệ thông tin để giúp Thủ trưởng đơn vị triển khai các hoạt động công nghệ thông tin tại đơn vị mình.

- Xây dựng các chính sách ưu đãi cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chính sách thu hút nhân lực cao về công nghệ thông tin về làm việc tại ngành y tế.

b) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao động của ngành y tế sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong công việc; Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn, bảo mật trong quá trình vận hành, khai thác hạ tầng, ứng dụng trong công việc của cán bộ, công chức ngành y tế trong việc xử lý các công việc hàng ngày.

c) Xây dựng mạng lưới liên kết giữa các cơ sở đào tạo, các viện, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp trong phát triển y tế thông minh. Thúc đẩy việc đào tạo công nghệ thông tin y tế trong các cơ sở đào tạo nhân lực y tế.

7. Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ thông minh trong y tế

- Khuyến khích, thúc đẩy các cá nhân, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu khoa học về các ứng dụng thông minh trong y tế. Khuyến khích hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, phát triển y tế thông minh.

- Ưu tiên bố trí ngân sách khoa học công nghệ cho các đề tài nghiên cứu về y tế thông minh.

8. Hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thăm quan, học tập, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, công nghệ, mô hình triển khai y tế thông minh tại các quốc gia trên thế giới. Tổ chức các hội thảo, các diễn đàn quốc tế về trao đổi, chia sẻ về y tế thông minh.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong phát triển y tế thông minh. Khuyến khích đầu tư nước ngoài về y tế thông minh tại Việt Nam.

9. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về y tế thông minh

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, các cơ sở y tế, doanh nghiệp, cộng đồng về vai trò và lợi ích của y tế thông minh; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, vai trò của công nghệ thông tin y tế.

- Triển khai các kênh hỗ trợ trực tiếp, trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng khi sử dụng các dịch vụ y tế trực tuyến.

- Tổ chức các sự kiện về y tế thông minh nhằm cung cấp thông tin cũng như thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, cộng đồng.

- Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phát triển y tế thông minh.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục công nghệ thông tin

- Chủ trì xây dựng, trình ban hành kế hoạch triển khai chi tiết Đề án hàng năm; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án.

- Làm đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn công nghệ thông tin y tế; triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, thống kê y tế điện tử, hệ thống các dịch vụ công trực tuyến mức 3 mức 4 và hiện đại hóa hành chính cơ quan Bộ Y tế.

- Làm đầu mối xây dựng trung tâm dữ liệu y tế và cơ sở dữ liệu y tế quốc gia.

- Hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt.

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin xây dựng các chính sách, cơ chế tài chính cho ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin y tế.

- Chủ trì thực hiện rà soát, sửa đổi danh mục hệ thống chỉ tiêu, hệ thống biểu mẫu, báo cáo thống kê y tế tại các tuyến. Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin trong việc triển khai thống kê y tế điện tử. Sử dụng cơ sở dữ liệu y tế quốc gia để kết xuất số liệu phục vụ cho công tác kế hoạch, quản lý ngành Y tế.

- Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng về phân bổ nguồn vốn bảo đảm kinh phí để triển khai thực hiện các dự án, nhiệm vụ trong Đề án.

3. Văn phòng Bộ Y tế

- Chủ trì thực hiện nâng cấp phần mềm quản lý điều hành văn bản điện tử của Bộ Y tế, tích hợp chữ ký số trong việc ban hành văn bản, tiến tới nền hành chính không sử dụng giấy.

 - Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin trong việc triển khai cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống thông tin một cửa điện tử về thủ tục hành chính tại cơ quan Bộ Y tế.

- Phối hợp với Cục công nghệ thông tin trong việc xây dựng, triển khai các nhiệm vụ về hiện đại hóa hành chính và quản trị y tế thông minh tại cơ quan Bộ Y tế.

4. Cục Y tế dự phòng

- Chủ trì triển khai các ứng dụng CNTT y tế thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phòng bệnh, trong việc theo dõi, cảnh báo dịch bệnh trên cả nước.

- Phối hợp với Cục công nghệ thông tin trong việc triển khai phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe thông minh.

5. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

- Chủ trì, phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền và các đơn vị liên quan rà soát và hoàn chỉnh các quy định về hồ sơ bệnh án, bản tóm tắt quá trình khám chữa bệnh của người bệnh khi kết thúc đợt điều trị để lưu trữ vào hồ sơ sức khỏe điện tử.

- Phối hợp với Cục công nghệ thông tin trong việc triển khai khám, chữa bệnh thông minh.

6. Cục Khoa học công nghệ và đào tạo

- Quản lý việc tổ chức nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ y tế thông minh như robot, nanorobot, công nghệ sinh học,… .

- Phối hợp với Cục công nghệ thông tin và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai đào tạo, tập huấn cán bộ để đáp ứng khả năng quản trị, vận hành và sử dụng có hiệu quả các hệ thống thông tin.

7. Các Vụ, Cục, Tổng cục Dân số và Thanh tra Bộ

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch và triển khai ứng dụng và phát triển CNTT y tế thông minh tại đơn vị và lĩnh vực phụ trách.

8. Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng trung tâm dữ liệu về gen (ADN) người Việt Nam theo quy định.

9. Các Sở Y tế

Căn cứ nội dung Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh của Bộ Y tế, các Sở Y tế chủ động xây dựng Đề án phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh của địa phương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án sau khi được phê duyệt.

Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án địa phương do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm trưởng ban, Giám đốc Sở Y tế làm Phó trưởng ban thường trực.

10. Y tế bộ ngành và các đơn vị trong ngành y tế

- Chủ động ứng dụng CNTT, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ thông minh theo nội dung trong Đề án này.

- Ưu tiên bố trí kinh phí cho ứng dụng, phát triển CNTT trong các đơn vị y tế.

Phần thứ năm

HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông y tế thông minh được triển khai sẽ hình thành hệ thống phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe thông minh, giúp người dân chủ động phòng bệnh, dễ dàng tiếp cận các thông tin y tế, đồng thời được tư vấn, giúp đỡ chăm sóc sức khỏe kịp thời, hiệu quả.

Hình thành hệ thống khám bệnh, chữa bệnh thông minh, giúp người dân được sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh tiên tiến, có chất lượng cao và thuận lợi hơn; tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế các rủi ro, tai biến khi điều trị; góp phần giảm quá tải bệnh viện, xây dựng hình ảnh mới của bệnh viện: văn minh, hiện đại, hết lòng vì bệnh nhân. Quản lý, khai thác thông tin bệnh viện nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện.

Hệ thống quản trị y tế thông minh sẽ giúp cho các cơ quan quản lý y tế ra quyết định chính sách kịp thời dựa trên khả năng phân tích dữ liệu lớn, quản lý, theo dõi hiệu quả hoạt động của toàn bộ mạng lưới dịch vụ y tế trên toàn quốc, tăng khả năng ứng phó nhanh với các tình huống bất ngờ như: kiểm soát, khống chế dịch bệnh, chia sẻ phương pháp điều trị mới, đào tạo từ xa, giúp cho hệ thống y tế Việt nam dễ dàng liên thông, hội nhập với thế giới.

 Hình thành hệ thống y tế thông minh, góp phần nâng cao hình ảnh, chất lượng dịch vụ y tế tại Việt Nam, tăng sự tin tưởng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng các dịch vụ y tế, hướng đến nền y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Y TẾ THÔNG MINH GIAI ĐOẠN 2019 – 2025”
(Kèm theo Quyết định số 4888/QĐ-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Nhóm nhiệm vụ ưu tiên và nội dung chính

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Dự kiến nguồn KP

I

Xây dựng hệ thống phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe thông minh

1

Triển khai phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử

Cục Công nghệ thông tin

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, các Sở Y tế và các đơn vị liên quan

2019 - 2021

NSNN

2

Xây dựng hệ thống theo dõi, cảnh báo dịch bệnh

Cục Y tế dự phòng

Cục Công nghệ thông tin, các Sở Y tế và các đơn vị liên quan

2019 -2021

NSNN

ODA

Xã hội hóa

3

Phát triển các ứng dụng cung cấp tri thức phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân; các thông tin về cơ sở y tế, bác sĩ, dịch vụ y tế trên môi trường web, di động kết nối với hệ tri thức Việt số hóa

Cục Công nghệ thông tin

Sở Y tế, Vụ, Cục, Tổng cục và các đơn vị liên quan

2019 -2025

NSNN

ODA

Xã hội hóa

4

Triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh, dược phẩm

Các Vụ/Cục liên quan

Cục Công nghệ thông tin

2019-2025

NSNN

ODA

Xã hội hóa

 II

Xây dựng hệ thống khám bệnh, chữa bệnh thông minh

5

Triển khai cải cách hành chính tại khoa khám bệnh, đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến; Triển khai bệnh án điện tử, bệnh viện không sử dụng bệnh án giấy, không sử dụng tiền mặt trong thanh toán viện phí.

Các cơ sở KCB

Cục Công nghệ thông tin,

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan

2019-2025

NSNN

ODA

Xã hội hóa

6

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Các cơ sở KCB

Cục Công nghệ thông tin,

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan

2019-2025

NSNN

ODA

Xã hội hóa

7

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng bằng y dược cổ truyền

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền

Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan

2019-2025

NSNN

ODA

Xã hội hóa

III

Xây dựng hệ thống quản trị y tế thông minh

8

Triển khai, hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành điện tử; triển khai Cổng dịch vụ công Bộ Y tế; triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4

Cục Công nghệ thông tin

Văn phòng Bộ, các Vụ, Cục, Tổng cục Dân số, Thanh tra Bộ và các đơn vị có liên quan

2019-2025

NSNN

ODA

Xã hội hóa

9

Hoàn thành hệ thống thông tin một cửa điện tử

Văn phòng Bộ

Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan

2019

NSNN

10

Triển khai thống kê y tế điện tử; hình thành cơ sở dữ liệu y tế quốc gia

Cục Công nghệ thông tin

Vụ Kế hoạch – Tài chính và các đơn vị liên quan

2019 -2021

NSNN

IV

Nhóm các nhiệm vụ hỗ trợ

A

Xây dung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật

11

Xây dựng, ban hành định mức định mức kinh tế - kỹ thuật công nghệ thông tin y tế; tính giá dịch vụ công nghệ thông tin trong giá dịch vụ y tế.

Vụ Kế hoạch – Tài chính

Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan

2019

NSNN

12

Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kết nối liên thông giữa các hệ thống phần mềm trong ngành y tế; kiến trúc y tế điện tử; quy định về đảm bảo an toàn, an ninh, tính riêng tư của thông tin y tế

Cục Công nghệ thông tin

Văn phòng Bộ, các Vụ, Cục, Tổng cục Dân số, Thanh tra Bộ và các đơn vị có liên quan

2019-2020

NSNN

13

Xây dựng, ban hành quy định về số định danh (ID) y tế cho mỗi công dân Việt Nam; xây dựng quy chế sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử

Cục Công nghệ thông tin

Bảo hiểm xã hội Việt Nam,

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan

2019-2020

NSNN

B

Phát triển hạ tầng kỹ thuật ngành y tế

14

Phát triển trung tâm dữ liệu y tế quốc gia

Cục Công nghệ thông tin

Văn phòng Bộ, các Vụ, Cục, Tổng cục Dân số, Thanh tra Bộ và các đơn vị có liên quan

2019 -2021

 NSNN

15

Xây dựng trung tâm dữ liệu gen (ADN) người Việt Nam

Trường Đại học Y Hà Nội

Đại học Y Dược TPHCM

Các đơn vị liên quan

2019 -2025

NSNN

ODA

Xã hội hóa

16

Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin cơ quan Bộ Y tế

Cục Công nghệ thông tin

Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan

2019-2025

NSNN

C

Đào tạo

 

 

 

 

17

Triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng công nghệ thông tin y tế thông minh hàng năm

Cục Công nghệ thông tin

Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan

2019-2025

NSNN

D

Truyền thông

 

 

 

 

18

Triển khai các chương trình truyền thông về công nghệ thông tin y tế thông minh

Cục Công nghệ thông tin

Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng và các đơn vị liên quan

2019-2025

NSNN

Đ

Kiểm tra, đánh giá

 

 

 

 

19

Xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện các nhiệm vụ

Cục Công nghệ thông tin

Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng và các đơn vị liên quan

2019-2020

NSNN

20

Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ việc thực hiện đề án

Cục Công nghệ thông tin

Văn phòng Bộ, các Vụ, Cục, Tổng cục Dân số, Thanh tra Bộ và các đơn vị có liên quan

2019-2025

NSNN

 

 

 

THE MINISTRY OF HEALTH
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No. 4888/QD-BYT

Hanoi, October 18, 2019

 

DECISION

INTRODUCING THE SCHEME FOR APPLICATION AND DEVELOPMENT OF SMART HEALTHCARE INFORMATION TECHNOLOGY FOR THE 2019 - 2025 PERIOD

THE MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Politburo’s Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019 on a number of guidelines and policies for active participation in the fourth industrial revolution;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to the Prime Minister’s Directive No. 16/CT-TTg dated May 04, 2017 on strengthening of the ability to access the fourth industrial revolution;

At the request of the Head of the Electronic Health Administration,

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Decision takes effect from the date on which it is signed.

Article 3. Head of Office of the Ministry of Health, Head of the Electronic Health Administration, Head of the Department of Planning and Finance, Chief Inspector of the Ministry of Health, heads of affiliates of the Ministry of Health, heads of Departments of Health, heads of health units of other Ministries and regulatory bodies and heads of relevant units shall implement this Decision./.

 

 

 

THE MINISTER OF HEALTH




Nguyen Thi Kim Tien

 

SCHEME

FOR APPLICATION AND DEVELOPMENT OF SMART HEALTHCARE INFORMATION TECHNOLOGY FOR THE 2019 - 2025 PERIOD
(Enclosed with the Decision No. 4888/QD-BYT dated October 18, 2019 by the Minister of Health)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SCHEME BACKGROUND

I. DIRECTION OF DEVELOPMENT IN THE ERA OF DIGITAL INDUSTRIES

1. Overview of the fourth industrial revolution

With the foundation for digitalization from the third industrial revolution, the fourth industrial revolution is a major trend that incorporates a multitude of digital technologies and has witnessed the breakthrough of the Internet of Things, artificial intelligence, big data processing, cloud computing and other digital technologies. These technologies serve to establish hyperconnectivity between the real world and the digital space via integrating digital - physical - biological systems to create new workforces and relations of production, thus comprehensively transforming all facets of life, from production, service provision and business methods to consumption and social interactions and even humans themselves.

Digital technology is thriving and significantly influencing all aspects of socio-economic life around the globe. Revolutionary scientific changes and digital technology breakthroughs lead to the trend and the needs for extensive renovation in terms of the national socio-economic structure and model as well as the management system of each sector and area.

a) Cloud computing

Cloud computing allows for unlimited and on-demand provision of services, including archiving, platform development and software services, which enables units to utilize it for management, archiving and use of big and complicated data while saving the time and effort for management, expansion and optimization.

b) Big data

“big data” is a terminology for management, archiving, utilization, analysis and forecast based on a very large and complicated set of data that traditional data processing applications are unable to handle.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Artificial intelligence

“artificial intelligence” or “AI” is a terminology for computer applications developed by humans that enable computers to automatically carry out actions with human-like intelligence.

Some applications of AI in the healthcare sector include support for medical imaging, analysis and assessment of test results and robotic surgery.

d) Internet of Things

“Internet of Things” or “IoT” is a terminology for the connection and exchange between physical devices such as computers, mobile phones, electronic devices, sensors, vehicles, electronic appliances, etc.

e) Blockchain

“blockchain” means the technology for management of databases of dispersed data by recording all information and transactions into blocks over a period of time. Once the data has been recorded, it cannot be changed or counterfeited, which allows for safety of the whole system. Recently, blockchain is regarded as an effective technology for ensuring the safety and confidentiality of health records.

g) 3D printing technology

3D printing technology is an advancement of the printing technology that allows products with relatively complex structure to be manufactured in the form of one single block.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Vietnam’s guidelines and policies for active participation in the fourth industrial revolution

In Vietnam, the fourth industrial revolution has been greatly affecting every area, from the economy, culture and society to politics, national defense and sensation and the environment. From the beginning of its tenure, the 12th Politburo has ordered a thorough research on the fourth industrial revolution. Various research projects, forums and seminars have taken place to identify, analyze and forecast the impacts of the fourth industrial revolution on socio-economic areas. In the Resolution No. 23/NQ-TW dated March 22, 2018 on the direction for formulation of policies for national industrial development by 2030 with vision towards 2045, the Politburo has directed the formulation and deployment of the strategy for approaching and actively participating in the fourth industrial revolution for Vietnam, the national digital transformation strategy and many other development regimes, policies and solutions suitable to the circumstances of the fourth industrial revolution; the Prime Minister has promulgated the Directive No. 16-CT/TTg dated May 4, 2017 on improvement of capacity for approaching the fourth industrial revolution. Based on such foundations, Ministries, regulatory bodies and local governments shall formulate and implement their own specific policies.

II. NECESSITY OF THE SCHEME

1. Readiness for application of digital technology in the healthcare sector

a) Readiness in terms of digital infrastructure of the healthcare sector

The Ministry of Health is establishing a national healthcare data center and investing in server rooms of at least Tier2 standards; forming the health service bus for national-level information systems; completing online public service systems; and deploying systems for e-medical statistics and all-people e-health records; etc. Infrastructure is being constructed in a manner that meets information technology (“IT”) application requirements in health authorities while the internet backbone, wifi, etc. undergo maintenance and upgrade every year.

b) Readiness for application of digital technology in the healthcare sector

The healthcare sector has gained access to digital technologies such as the Internet of Medical Things (“IoMT”), AI in healthcare, virtual reality, could computing, mobile computing and big data analysis. To be specific:

Firstly, IT application is more utilized in medical services: most hospitals have deployed their information system. A number of hospitals began interacting with their patients via social networks such as those in Hanoi, Da Nang and Ho Chi Minh City; e-medical records applications, cloud computing applications, etc. have been developed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Secondly, the telemedicine system and IoMT have been developed. The healthcare sector has deployed the Telemedicine Project for nucleus hospitals as well for satellite ones. Connection between electronic devices and transmission of data to systems, connection with HIS-LIS-RIS and PACS-EMR systems, patient identification via barcodes, sensors and RFID have also been implemented.

Thirdly, robots are utilized in healthcare. The healthcare sector currently owns 4 notable robot systems of use to modern medicine, which are the da Vinci robot for endoscopy, Renaissance robot for spine surgery, Makoplasty robot for knee and hip joint surgery and Rose robot for neurosurgery.

Fourthly, AI is deployed. The healthcare sector has carry out pilot application of “cognitive computing” in cancer treatment in a number of hospitals such as Phu Tho general hospital in 2018 or Quang Ninh general hospital in 2018. Applications supporting clinical decision making in hospital’s information systems, drug interactions checkers; Chatbots providing consultancy; voice recognition for inputting data into hospital’s information systems have also been put to use.

c) Readiness in terms of state management and medical services

 The Ministry of Health has promulgated many legislative documents and guidelines for development of healthcare IT applications such as the Minister of Health’s Circular No. 46/2018/TT-BYT dated December 28, 2018 prescribing electronic medical records; the Minister of Health’s Circular No. 54/2017/TT-BYT dated December 29, 2017 on criteria for assessment of IT application in healthcare facilities; the Minister of Health’s Circular No. 49/2017/T-BYT dated December 28, 2017 on telemedicine; the Minster of Health’s Circular No. 53/2014/TT-BYT dated December 29, 2014 on requirements for provision of online medical services and other specialized documents concerning information safety, digital signatures, etc.

d) Readiness in terms of strategies, action plans, plans and duties related to the fourth industrial revolution of the healthcare sector

The healthcare sector has implemented the e-Government architecture framework version 1.0 in the Ministry of Health since 2015 to improve consistent connectivity, integration and sharing of information and infrastructure; enhance application of IT in administrative reform, and successfully and efficiently deploy many online public services.

In the near future, the Ministry of Health is focusing on 3 e-medical programs which are Program 1. Building infrastructure and implementing e-medical statistics to gradually establish the national healthcare data center; Program 2. Deploying e-health records, e-medical records and programs for commune-level medical station management according to standards; Program 3. Establishing and putting to use the single-window online public service system of the Ministry of Health, and connecting such system to the national single-window system and ASEAN single-window system.

dd) Readiness in terms of digital workforce and organizational structure of the healthcare sector

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Impacts of digital technology on the healthcare sector

Via analysis of development trends in digital technology and readiness for application of digital technology in the healthcare sector, digital technology development is capable of fundamentally impacting the sector in the following 3 aspects:

Firstly, it is the impact on internal management and operating methods of affiliates of the Ministry of Health, which leads to operation management via the digital technology platform of the fourth industrial revolution.

Secondly, it directly impacts healthcare beneficiaries and services provided by the healthcare sector by shifting from traditional medical services to digital ones via the digital data platform.

Thirdly, and most importantly, it is the impact on methods for specialized and professional operations. The digital transformation process will be the catalyst for management bodies and healthcare facilities to heavily invest in data digitalization and IT application.

In an environment where organizations operate according to new data and working methods, the future of the healthcare sector interweaves with the ability to connect, exchange, use and analyze data. In order to realize this, the healthcare sector must change its method of working, from traditional methods involving papers to digital-based operations, and gradually improve digital data connectivity, exchange, use and analysis.

For the purposes of the abovementioned matters, formulation of a scheme for application and development of smart healthcare IT is crucial for digital technology and smart technology to be promptly deployed in the healthcare sector, aiming for renovation of the sector’s operation in the modern and smart direction.

III. LEGAL GROUNDS

Resolution No. 20-NQ/TW dated October 25, 2017 by the Central Steering Committee on enhancement of citizens’ health protection, improvement, and care in new situation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019 by the Politburo on a number of guidelines and policies for active participation in the fourth industrial revolution;

Resolution No. 26/NQ-CP dated April 15, 2015 by the Government introducing the anti-aging program of the Government for implementation of the Politburo’s Resolution No. 36-NQ/TW dated July 01, 2014 on promoting IT application and development towards sustainable development and international integration;

Resolution No. 17/NQ-CP dated March 07, 2019 by the Government regarding certain key tasks and measures of development of the electronic Government for the period 2019 - 2020 with vision towards 2025.

Decision No. 1819/QD-TTg dated October 26, 2015 by the Prime Minister approving the national program of IT application in operation of regulatory authorities for the 2016 - 2020 period;

Decision No. 153/QD-TTg dated January 30, 2018 by the Prime Minister approving the IT target program for the 2016 - 2020 period;

Directive No. 16/CT-TTg dated May 04, 2017 by the Prime Minister on strengthening of the ability to access the fourth industrial revolution;

Decision No. 445/QD-BYT dated February 05, 2016 by the Minister of Health approving the plan for IT application and development for the 2019 - 2025 period.

Part 2

PRINCIPLES, DEFINITIONS AND TARGETS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Firstly, contents of the Scheme must suit guidelines and policies of the Communist Party and the State for development of the e-Government and digital Government and orientations, strategies, planning, plans and programs concerning healthcare for the people of the Ministry of Health.

Secondly, focusing on application of scientific and technological achievements of the fourth industrial revolution, applying AI and smart technologies in renovation and strengthening of state management of the healthcare sector, contributing to the improvement of medical service quality for the people.

Thirdly, it is the responsibilities of Party Executive Committees at all levels and local governments to apply and develop digital technologies and smart technologies in healthcare, which plays a role in renovating Vietnam's healthcare system. Regarding such responsibilities, the Ministry of Health shall take charge and formulate regimes, policies and regulations to establish a legal framework for application and development of smart healthcare IT.

II. DEFINITIONS

1. E-health

According to the World Health Organization, “e-health" means the use of information and communication technologies for healthcare in at least 05 strategic areas which are treatment, research, training, epidemic surveillance and public health surveillance. In other words, e-health is the application of IT in medical service planning, management and provision.

2. Digital health

Digital health is the next step of e-health, which focuses on collection and utilization of healthcare data via application of digital technologies in activities of the healthcare sector.

Digital technologies consist of:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Capacity for storage, calculation and analysis of the collected big data.

- Automatic activities that can assist decision makers with making decisions based on the collected data.

- Other digital technologies for healthcare data collection and use.

3. Smart health

“smart health” means increasing the use of automatic technologies and AI in developing digital healthcare to automate and optimize healthcare activities, leading to breakthroughs in healthcare for the people.

III. OBJECTIVES

1. General objectives

Apply and develop digital technology and smart technology in healthcare for the purposes of establishing a modern, quality, equal, efficient and internationally integrated healthcare system in Vietnam; provide healthcare information to the people readily, which allows them access to highly efficient medical services, and continuous and lifelong health protection, care and improvement.

2. Specific objectives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Objective 2. Promote IT application in healthcare facilities to contribute to administrative reform and alleviate hospital overload; employ e-medical records and aim for paperless medical records, electronic hospital fee payment and realization of smart hospitals.

Objective 3. Increase IT application in healthcare management, and deployment of electronic office systems, public service portals and electronic single-window information systems for administrative procedures, enhance online public services of level 3 and level 4, and develop smart healthcare administration.

Part 3

TASKS AND SOLUTIONS

1. Completing systems of economic - technical norms, standards, regulations and legislative documents

a) Developing and promulgating the e-healthcare architecture for planning of IT application in the healthcare sector.

b) Developing and promulgating regulations on healthcare identification numbers of Vietnamese citizens.

c) Developing and promulgating standards and regulations on the interlinking connection of software in the healthcare sector (software for management of commune-level medical stations, e-medical record software and e-health records software).

d) Developing and promulgating economic-technical norms for healthcare IT, incorporating the price of IT services into medical service price.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Developing and promulgating the regulation on use of e-health records.

g) Developing and promulgating regulations on safety and security assurance; and assurance of healthcare information confidentiality on the internet.

h) Researching and developing regimes and policies for officials in charge of healthcare IT.

2. Developing healthcare IT infrastructure

a) Developing the national healthcare data center in a manner that ensures storage and management of concentrated healthcare data. To be specific:

- The Electronic Health Administration shall take charge and compile healthcare information to establish the national healthcare data center.

- Establishing at least a Tier 2 national healthcare data center according to regulations of the Ministry of Information and Communications.

- Ensuring the high-quality workforce for operating and utilizing big data for healthcare.

b) Establishing specialized healthcare data centers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Establishing Vietnamese DNA data centers

- Constructing modern and new-generation infrastructure to decipher the genetic code of Vietnamese people, contributing to research and healthcare activities of Hanoi Medical University and HCMC University of Medicine and Pharmacy.

- Applying advanced technologies such as big data and AI to develop and manage genetic databases.

- Ensuring the specialized workforce to utilize the genetic data for preventive healthcare and medical services.

d) Developing online healthcare data collection systems (health service bus).

dd) Implementing digitalization of documents of the healthcare sector.

e) Deploying information safety and security surveillance systems in the healthcare sector.

g) Upgrading IT systems of affiliates of the Ministry of Health.

h) Constructing and upgrading IT infrastructure of healthcare facilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Establishing smart healthcare and disease prevention systems, contributing to the deployment of the Vietnam Health Program

a) Developing and deploying the whole-people e-health records, which record and store summary of medical history throughout a person's lifetime according to the Decision No. 831/QD-BYT dated March 11, 2017 by the Minister of Health promulgating personal health record specimens for primary healthcare. Striving to ensure 95% of the people will have had e-health records by 2025.

b) Computerizing activities of medical stations: Developing and using software for management of medical station’s activities according to regulations of the Decision No. 6110/QD-BYT dated December 19, 2017 by the Minister of Health approving the scheme for computerization of healthcare at grassroots level, ensuring information connection and sharing with hospital’s information systems, e-health records, health insurance inspection and payment systems and e-medical statistics systems throughout the country.

c) Applying AI and smart technologies to preventive healthcare, the environment, food safety, nutrition and HIV/AIDS control and prevention. Prioritizing AI applications for epidemic surveillance and warning throughout the country.

d) Developing applications that are connected to the Vietnamese digital knowledge system and provide information on disease prevention, medical services and healthcare for the people, and information on healthcare facilities, doctors, medical services on websites and mobile phones to assist people with searching healthcare information easily, efficiently, promptly, anytime and anywhere.

dd) Developing smart applications that allow for provision of remote monitoring, assisting and healthcare services, and online connection between patients, health monitoring devices and health officials.

e) Applying AI to pharmaceutical research and manufacture.

4. Developing smart medical service systems

a) Completing software for hospital management and digitalization, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Synchronizing medical identification numbers (“ID numbers”): the Ministry of Health shall consider using the health insurance numbers of people to assign ID numbers across the country.

- Developing “smart hospitals”: Healthcare facilities shall develop the roadmaps towards “smart hospitals” according to the Circular No. 54/2017/TT-BYT dated December 29, 2017 by the Ministry of Health on criteria for assessment of IT application at healthcare facilities (Level 6 of the Circular).

b) Deploying e-medical records in all healthcare facilities according to the roadmap specified in the Circular No. 46/2018/TT-BYT dated December 28, 2018 by the Ministry of Health prescribing electronic medical records, aiming towards paperless medical records and non-cash electronic hospital fee payment.

c) Building and developing information kiosks in hospitals.

d) Developing AI applications for medical services with priorities for the following areas:

- Development of connection standards for healthcare-related equipment according to IoMT, which serves as the basis for establishment of expert systems that assist with clinical decision-making.

- Development of systems assisting with clinical decision-making that closely cooperate in real time with e-health records.

- Medical imaging support.

- Surgery support.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Medical analysis, treatment and prevention using traditional medicine.

- AI application in specializations such as medical imaging, cardiovascular medicine, pulmonology, oncology, obstetrics, pediatrics, etc.

5. Developing smart healthcare administration

a) Implementing e-healthcare administration, including:

- Deploying and completing IT applications in electronic management and operation, limiting paper use in affiliates of the Ministry of Health, Departments of Health and health units. Developing and applying e-transactions, e-verification and e-offices to such bodies and units.

- Completing online public service portals and electronic single-window information systems for administrative procedures in 2020. Increasingly developing and deploying online public services of the Ministry of Health in connection with the national single-window system and ASEAN single-window system, ensuring that 50% of the online public services of the Ministry of Health receive documents in quantity of level 3 and level 4 and such number will have risen to 100% by 2025.

b) Deploying e-medical statistics to collect data on activities of the healthcare sector across the country:

- Developing nationwide medical statistical software.

- Exchanging and interlinking data between medical statistical software and other software (software for commune-level healthcare management, e-health records and e-medical records).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Establishing medical statistics databases which provide data for management and policy formulation of the health sector.

c) Completing the national healthcare databases, applying smart technologies to analyze healthcare data in a prompt and precise manner to support forecasts about health condition and diseases in the community, which assists with formulating suitable healthcare policies.

d) Establishing and developing information systems for management of health workforce.

dd) Establishing and developing information systems for drug management and supply, drug testing and technical standards of the pharmaceutical industry.

e) Establishing and developing information systems for management of medical equipment.

g) Establishing and developing information systems for management of healthcare facilities, deploying such systems on digital maps, which supports the people with finding suitable healthcare facilities more conveniently and easily.

h) Applying big data analysis and AI to improve clinical coding capacity.

6. Workforce development

a) For personnel in charge of IT:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Increasing training and refresher courses to improve qualifications of the personnel in charge of IT. Emphasis shall be placed on in-depth training and new technology introduction to produce “software engineers”, “system administrators” and “data scientists” capable of utilizing, managing, operating and developing IT systems of the health sector in the era of the fourth industrial revolution.

- Affiliates of the Ministry of Health and Departments of Health and healthcare facilities shall establish units specializing in IT or assign competent IT officials to assist heads of units with implementing IT activities in their units.

- Formulating incentive policies for IT officials and policies to attract high-quality IT workers to the healthcare sector.

b) Training officials:

Providing more training on efficient use of application software to officials, public employees and workers of the healthcare sector; Improving IT skills, ensuring safety and confidentiality in operation and utilization of infrastructure, and in daily operation of officials and public employees of the healthcare sector.

c) Developing networks of connection between training establishments, research institutes and centers and enterprises for smart healthcare development. Boosting training in healthcare IT in medical training establishments.

7. Promoting research, development and application of smart technologies in healthcare

- Encouraging individuals, enterprises and units to conduct scientific research on smart healthcare applications. Encouraging international cooperation in smart healthcare research and development.

- Prioritizing science and technology funding for smart healthcare research topics.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Promoting international cooperation, visiting, learning and exchanging smart healthcare models, technologies and experience with other countries around the world. Organizing international seminars and forums to discuss and share about smart healthcare.

- Utilizing assistance from international organizations for smart healthcare development. Encouraging foreign investment in smart healthcare in Vietnam.

9. Smart healthcare promotion and education

- Raising the awareness of the roles and benefits of smart healthcare of healthcare facilities, authorities, enterprises and the community; promoting the meaning and roles of healthcare IT on mass media.

- Employing direct and online support channels to provide support to enterprises and the community when they use online medical services.

- Organizing events on smart healthcare to provide information and attract the attention of enterprises and the community.

- Commending and rewarding organizations and individuals with achievements in smart healthcare development.

Part 4

IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Take charge in developing and proposing annual plans for implementation of the Scheme for promulgation; organize inspection and evaluation of implementation of the Scheme.

- Take charge and cooperate with relevant units in formulating legislative documents and healthcare IT standards and regulations; carry out e-health records, e-medical statistics, level 3 and level 4 systems of online public services and administrative modernization in affiliates of the Ministry of Health.

- Take charge in establishing national healthcare data facilities and healthcare data centers.

- Providing guidelines to healthcare facilities on employment of e-medical records, aiming towards non-cash electronic hospital fee payment and paperless medical records.

2. The Department of Planning and Finance shall:

- Take charge and cooperate with the Electronic Health Administration in formulating financial policies and regimes for healthcare IT application and development.

- Take charge in reviewing and modifying the lists of healthcare criteria, specimens and statistical reports at all levels. Cooperate with the Electronic Health Administration in implementing e-medical statistics. Employ the national healthcare database to dump the data for planning and management of the healthcare sector.

- Advising the Minister on funding allocation to ensure the funding for implementation of the projects and tasks of the Scheme.

3. Office of the Ministry of Health shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 - Cooperate with the Electronic Health Administration in implementing the online public service portal and the electronic single-window system for administrative procedures in affiliates of the Ministry of Health.

- Cooperating with the Electronic Health Administration in developing and performing the tasks of administrative modernization and smart health administration in affiliates of the Ministry of Health.

4. The General Department of Preventive Medicine shall:

- Take charge in deploying smart healthcare IT applications and AI applications in preventive healthcare and epidemic surveillance and warning throughout the country.

- Cooperate with the Electronic Health Administration in deploying smart preventive healthcare and healthcare.

5. The Medical Service Administration shall:

- Take charge and cooperate with the Maternal and Child Health Department, Traditional Medicine Administration and relevant units in reviewing and completing regulations concerning medical records and medical history of patients for the purpose of post-treatment electronic health record documentation.

- Cooperate with the Electronic Health Administration in deploying smart medical services.

6. The Administration of Science Technology and Training shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Cooperate with the Electronic Health Administration and relevant authorities and units in organizing training courses for officials to improve their capacity for management, operation and use of information systems.

7. The General Office for Population and Family Planning and its affiliates and the Ministry Inspectorate shall:

Formulate plans and employ smart healthcare IT application and development in their units and in-charge areas on the basis of their functions and assigned tasks.

8. Hanoi Medical University and HCMC University of Medicine and Pharmacy shall:

Take charge and cooperate with relevant units in building the Vietnamese DNA data center as prescribed by law.

9. Departments of Health shall:

Proactively formulate schemes for development of smart healthcare IT in their provinces according to contents of the Scheme, propose such schemes to Chairpersons of provincial People's Committees for approval and implement such schemes after approval is granted.

Advise and propose to provincial People’s Committees establishment of steering committees for implementation of the Scheme. The heads of such committees shall be Chairpersons of provincial People's Committees and the full-time deputy heads shall be heads of Departments of Health.

10. Health units of other Ministries and regulatory bodies and other health units shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Prioritize funding for application and development of IT in health units.

Part 5

SOCIO-ECONOMIC EFFECTS

The implementation of the Scheme will bring about smart healthcare and disease prevention systems that assist the people in actively preventing diseases, easily accessing healthcare information and receiving prompt and effective healthcare support and consultancy.

The new smart medical service systems will provide advanced and high-quality medical services to the people in a more convenient way; save time and money, and limit risks and complications during treatment; help alleviate hospital overload, and create the image of civilized, modern and dedicating hospitals. Hospital information is also managed and provided in a fast, effective and convenient manner.

The smart healthcare administration systems will assist health authorities with promptly issuing decisions and policies via their ability to analyze big data, manage and monitor the performance of medical service networks across the country, improve the ability to respond to unanticipated events such as epidural catheter, share new treatment methods and carry out remote training, which enables Vietnam’s healthcare system to interlink and integrate with the world.

 With the realization of the smart healthcare system, the image and quality of Vietnam’s medical services will improve and so will the trust of the people and enterprises towards medical services, aiming for a modern, quality, equal, efficient and internationally integrated healthcare system in Vietnam.

 

APPENDIX

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

No.

Group of prioritized tasks and main contents

In-charge body

Cooperating body

Timeline

Provisional funding source

I

Establishing smart disease prevention and healthcare systems

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Electronic Health Administration

Medical Service Administration, Departments of Health and relevant units

2019 - 2021

State budget

2

Developing epidemic surveillance and warning systems

General Department of Preventive Medicine

Electronic Health Administration, Departments of Health and relevant units

2019 -2021

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ODA

Privatization

3

Developing applications that are connected to the Vietnamese digital knowledge system and provide information on disease prevention, medical services and healthcare for the people, and information on healthcare facilities, doctors, medical services on websites and mobile phones

Electronic Health Administration

Departments of Health and relevant units and affiliates of the Ministry of Health

2019 -2025

State budget

ODA

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4

Deploying AI applications in preventive healthcare, smart healthcare and pharmaceuticals

Relevant affiliates of the Ministry of Health

Electronic Health Administration

2019-2025

State budget

ODA

Privatization

 II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5

Implementing administrative reform in hospital departments, and online medical service registration; Employing e-medical records, paperless medical records and non-cash hospital fee payment

Healthcare facilities

Electronic Health Administration,

Medical Service Administration and relevant units

2019-2025

State budget

ODA

Privatization

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

AI applications in healthcare facilities

Healthcare facilities

Electronic Health Administration,

Medical Service Administration and relevant units

2019-2025

State budget

ODA

Privatization

7

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Traditional Medicine Administration

Electronic Health Administration and relevant units

2019-2025

State budget

ODA

Privatization

III

Developing smart healthcare administration systems

8

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Electronic Health Administration

Office of the Ministry of Health, General Office for Population and Family Planning and its affiliates, Ministry Inspectorate and relevant units

2019-2025

State budget

ODA

Privatization

9

Completing electronic single-window information systems

Office of the Ministry of Health

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2019

State budget

10

Deploying e-medical statistics; establishing the national healthcare database

Electronic Health Administration

Department of Planning and Finance and relevant units

2019 -2021

State budget

IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A

Formulating systems of economic - technical norms, standards, regulations and legislative documents

11

Developing and promulgating economic-technical norms for healthcare IT, incorporating the price of IT services into medical service price

Department of Planning and Finance

Electronic Health Administration and relevant units

2019

State budget

12

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Electronic Health Administration

Office of the Ministry of Health, General Office for Population and Family Planning and its affiliates, Ministry Inspectorate and relevant units

2019-2020

State budget

13

Developing and promulgating regulations on healthcare identification numbers of Vietnamese citizens; formulating the regulation on use of e-health records

Electronic Health Administration

Vietnam Social Security,

Medical Service Administration,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2019-2020

State budget

B

Developing infrastructure of the healthcare sector

14

Developing the national healthcare data center

Electronic Health Administration

Office of the Ministry of Health, General Office for Population and Family Planning and its affiliates, Ministry Inspectorate and relevant units

2019 -2021

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

15

Establishing the Vietnamese DNA data center

Hanoi Medical University

HCMC University of Medicine and Pharmacy

Relevant units

2019 -2025

State budget

ODA

Privatization

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Upgrading IT systems of affiliates of the Ministry of Health

Electronic Health Administration

Office of the Ministry of Health and relevant units

2019-2025

State budget

C

Training

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

17

Providing annual training and refresher courses on smart healthcare IT

Electronic Health Administration

Department of Organization and Personnel and relevant units

2019-2025

State budget

D

Communications

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

18

Launching promotional programs for smart healthcare IT

Electronic Health Administration

Department of Communications, Emulation and Commendation and relevant units

2019-2025

NSNN

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Inspection and evaluation

 

 

 

 

19

Formulating criteria for task evaluation

Electronic Health Administration

Department of Communications, Emulation and Commendation and relevant units

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

State budget

20

Carrying out periodical inspection and evaluation of the implementation of the Scheme

Electronic Health Administration

Office of the Ministry of Health, General Office for Population and Family Planning and its affiliates, Ministry Inspectorate and relevant units

2019-2025

State budget

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4888/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 về phê duyệt Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.224

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.161.151
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!