BSC là gì? Mục tiêu của BSC là gì? Biện pháp chống bán phá giá được quy định như thế nào? Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá được quy định như thế nào?
>> Hợp đồng chuyển giao công nghệ có những nội dung gì?
>> Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định như thế nào?
BSC (viết tắt của Balanced Scorecard) là một công cụ quản lý chiến lược được sử dụng để đo lường và cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức. BSC được phát triển bởi Robert Kaplan và David Norton vào đầu những năm 1990.
BSC nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về hiệu suất của tổ chức bằng cách kết hợp các chỉ số tài chính và phi tài chính. Công cụ này giúp tổ chức chuyển từ việc chỉ tập trung vào kết quả tài chính sang xem xét các yếu tố khác như quy trình, năng lực nhân viên, và mối quan hệ với khách hàng.
BSC thường được cấu trúc dựa trên 4 khía cạnh chính sau:
(i) Tài chính: Đo lường hiệu quả tài chính, như doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền, ROI (lợi tức đầu tư).
(ii) Khách hàng: Đánh giá mức độ hài lòng, lòng trung thành, và giá trị cung cấp cho khách hàng.
(iii) Quy trình nội bộ: Tập trung vào việc tối ưu hóa các quy trình kinh doanh, sản xuất, và vận hành.
(iv) Học hỏi và phát triển (Đổi mới): Đo lường khả năng cải tiến, đào tạo nhân viên, và xây dựng năng lực tổ chức.
Nội dung “BSC là gì? Mục tiêu của BSC là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
BSC là gì; Mục tiêu của BSC là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017, biện pháp chống bán phá giá như sau:
1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;
b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Tại Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017, điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá được quy định như sau;
1. Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.
2. Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.