Từ ngày 06/01/2025, công tác thăm dò khoáng sản đất hiếm phải đáp ứng các yêu cầu được quy định chi tiết tại Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.
>> Quy định về tạo lập, cập nhật dữ liệu về Hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám chữa bệnh
>> Thủ tục cấp phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025
Căn cứ Điều 30 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT, công tác thăm dò khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/01/2025 phải đáp ứng các yêu cầu chung sau đây:
(i) Việc thăm dò từ khái quát đến chi tiết, từ trên mặt xuống dưới sâu, mạng lưới thăm dò từ thưa đến dày, đo vẽ bản đồ địa chất từ tỷ lệ nhỏ đến bản đồ tỷ lệ lớn; phải thực hiện theo nguyên tắc tuần tự các bước điều tra địa chất về khoáng sản.
(ii) Phải thu thập đầy đủ các thông tin, số liệu, tài liệu địa chất, địa chất thủy văn - địa chất công trình, địa chất môi trường; điều kiện khai thác mỏ và kinh doanh khai thác phục vụ cho việc đánh giá, lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ; khoanh định các khu vực và chiều sâu có triển vọng nhất để khai thác.
(iii) Trình tự thăm dò được xây dựng trên cơ sở phù hợp với mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất, quy mô trữ lượng và giá trị kinh tế mỏ.
(iv) Thực hiện công tác thăm dò trên toàn bộ khu vực và chiều sâu tồn tại thân quặng trong ranh giới được lựa chọn trong đề án thăm dò.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Yêu cầu đối với công tác thăm dò khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 34 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT, việc lựa chọn và bố trí công trình thăm dò
(i) Trong thăm dò quặng đất hiếm có thể lựa chọn các loại công trình khai đào (vết lộ, hào, giếng, lò) và khoan. Các công trình thăm dò được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện thế nằm, chiều sâu phân bố, cấu tạo địa chất, hình thái, chiều dày của từng thân quặng và đặc tính của lớp phủ.
(ii) Tại các công trình phải lấy mẫu chi tiết để xác định chất lượng, quy luật phân bố các loại quặng, chiều sâu phong hóa, đặc điểm cấu tạo vách, trụ của thân quặng.
(iii) Đối với các mỏ có cấu tạo địa chất rất phức tạp, để làm rõ điều kiện thế nằm, hình dạng, cấu tạo bên trong thân quặng, cần sử dụng các công trình thăm dò như lò dọc vỉa hoặc xuyên vỉa, hạn chế sử dụng công trình khoan.
(iv) Công trình khoan phải thu hồi cao nhất lõi khoan nguyên thỏi. Tỷ lệ lấy mẫu lõi khoan không được nhỏ hơn 70% theo từng hiệp khoan qua đá và 85% khi khoan qua quặng. Tất cả các lỗ khoan phải đo địa vật lý lỗ khoan.
(v) Lỗ khoan thẳng đứng, khoan xiên có chiều sâu trên 100m, cứ 10÷20m phải đo kiểm tra độ lệch lỗ khoan.
(vi) Các thân quặng có góc cắm lớn, cần áp dụng phương pháp khoan xiên hoặc khoan ngang.
(vii) Các công trình thăm dò phải cắt qua hết chiều dày thân quặng.
(i) Bố trí các công trình thăm dò bảo đảm đánh giá toàn diện các đặc điểm về cấu tạo địa chất, hình thái, kích thước, điều kiện thế nằm, mức độ ổn định về chiều dày và chất lượng của thân quặng.
(ii) Mạng lưới định hướng các công trình thăm dò quy định tại Phụ lục III đối với mỏ đất hiếm dạng hấp phụ ion và quy định tại Phụ lục IV đối với mỏ đất hiếm nguyên sinh ban hành kèm theo Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.
(iii) Công trình thăm dò, công trình khai thác (có trước), vết lộ tự nhiên và nhân tạo có ở trong khu vực thăm dò đều phải được tiến hành mô tả, đo vẽ địa chất và thành lập tài liệu nguyên thủy kịp thời, đầy đủ và chính xác theo quy định hiện hành về thu thập tài liệu nguyên thủy trong thăm dò khoáng sản và được đưa lên bản đồ tài liệu thực tế.