Yêu cầu đối với bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm. Kiểm định phương tiện chứa đối với hàng hóa nguy hiểm và quy định về tập huấn trong vận tải hàng hóa nguy hiểm.
>> Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 161/2024/NĐ-CP về những yêu cầu đối với bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm như sau:
(i) Bao bì, thùng chứa và đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy định pháp luật chuyên ngành. Đối với hàng nhập khẩu, thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất.
(ii) Đối với trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc tế do Bộ quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm ban hành, cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau về bao bì và thùng chứa:
- Phải chịu được va chạm, chấn động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp và xếp dỡ.
- Phải đảm bảo không rò rỉ chất nguy hiểm khi gặp rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, hoặc áp suất.
- Bề ngoài bao bì và thùng chứa phải sạch, không dính hóa chất nguy hiểm.
- Các phần tiếp xúc với chất nguy hiểm phải không bị ảnh hưởng, không suy giảm chất lượng, và không làm thay đổi thành phần hoặc tính năng của hàng hóa.
- Đối với hàng lỏng phải chịu được áp suất bên trong, không rò rỉ hay biến dạng khi nhiệt độ thay đổi, và được kiểm tra độ rò rỉ trước khi xuất xưởng.
- Bên trong dễ vỡ như thủy tinh, sành sứ, hoặc nhựa phải được chèn đệm để giảm chấn động và bảo vệ an toàn.
- Bao bì thùng chứa chất dễ bay hơi phải ngăn chặn bay hơi trong quá trình vận chuyển theo yêu cầu nhà sản xuất.
- Chứa hàng dạng hạt hoặc bột phải đảm bảo không rơi vãi khi xếp dỡ và vận chuyển.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Yêu cầu đối với bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm
(Hình minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 37/2020/TT-BCT quy định về yêu cầu kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định phương tiện chứa hàng hóa nguy hiểm như sau:
1. Phương tiện chứa hàng hóa nguy hiểm được kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định trước khi đóng gói theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Phương tiện chứa chịu áp lực, thuộc Danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định.
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 37/2020/TT-BTC quy định về tập huấn đối với hoạt động vận tải hàng hóa nguy hiểm như sau:
- Về đối tượng cần tập huấn: Người điều khiển phương tiện, thủ kho, người áp tải và người xếp dỡ tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
- Về các nội dung tập huấn bao gồm:
+ Các quy định pháp luật liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
+ Đặc điểm nguy hiểm của hàng hóa vận chuyển và các biểu trưng, dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trên phương tiện chứa hoặc vận chuyển.
+ Quy định về phương tiện vận chuyển, bao bì và thùng chứa hàng hóa nguy hiểm.
+ Biện pháp an toàn trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, cùng các thủ tục xử lý khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố trong quá trình vận chuyển.
+ Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp khi cần thiết.
- Về thời gian tập huấn:
- Tập huấn lần đầu: Tối thiểu 16 giờ (bao gồm kiểm tra).
- Tập huấn định kỳ: Bằng một nửa thời gian huấn luyện lần đầu.
- Tập huấn lại: Tối thiểu 12 giờ (bao gồm kiểm tra).