Từ 01/01/2025, người tham gia điều khiển mô tô điện phải có Giấy phép lái xe theo quy định tại Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024.
>> Quyền và nghĩa vụ của đơn vị vận hành thu giao thông đường bộ
Ngày 27/06/2024, Quốc hội đã ban hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 thay thế cho Luật giao thông đường bộ 2008 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.
Căn cứ điểm a, b, c khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 thì kể từ ngày 01/01/2025, quy định về các hạng giấy phép lái xe, trong đó có:
(i) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW.
(ii) Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
(iii) Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Như vậy người tham gia giao thông điều khiển các loại xe điện sau đây thì phải cần bằng lái xe:
- Xe mô tô điện hai bánh có công suất động cơ điện đến 11 kW thì phải cần bằng lái xe hạng A1 hoặc bằng B1.
- Xe mô tô điện hai bánh có công suất động cơ điện trên 11 kW và xe mô tô điện thuộc trường hợp thứ (1) thì phải cần bằng lái xe hạng A.
Do đó, từ ngày 01/01/2025, người điều khiển xe mô tô điện cũng phải có Giấy phép lái xe theo quy định.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Từ 01/01/2025, điều khiển mô tô điện phải có Giấy phép lái xe (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 6 Điều 57 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
(i) Giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
(ii) Giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia là thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông đường bộ năm 1968 (sau đây gọi là Công ước Viên) cấp.
(iii) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế công nhận giấy phép lái xe của nhau.
(iv) Giấy phép lái xe nước ngoài phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia được công nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Giấy phép lái xe quốc tế là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia là thành viên của Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất; có thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia.
(i) Người có giấy phép lái xe quốc tế do quốc gia là thành viên của Công ước Viên cấp khi lái xe tham gia giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển, còn thời hạn sử dụng; phải tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam.
(ii) Người có giấy phép lái xe quốc tế vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam mà bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn thì thời gian bị tước quyền sử dụng không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam.
(iv) Người Việt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam có giấy phép lái xe do Việt Nam hoặc quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cấp, còn giá trị sử dụng, nếu có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe quốc tế.
(Khoản 6 Điều 57 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024)