Kể từ ngày 20/6/2023, khi kinh doanh bán hàng đa cấp, doanh nghiệp phải thực hiện những trách nhiệm gì theo quy định pháp luật? – Thu Thảo (Nghệ An).
>> Trách nhiệm của người tham gia bán hàng đa cấp, kế hoạch trả thưởng từ ngày 20/6/2023
>> Hoạt động của cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp từ ngày 20/6/2023
Ngày 28/04/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 18/2023/NĐ-CP, nghị định này sửa đổi Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và có hiệu lực từ ngày 20/6/2023.
Theo đó, Nghị định 18/2023/NĐ-CP đã có một số sửa đổi trong khái niệm doanh nghiệp bán hàng đa cấp và trách nhiệm của doanh nghiệp này. Cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP) có hiệu lực từ ngày 20/6/2023, doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 18/2023/NĐ-CP.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ ngày 20/6/2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Nghị định 40/2018/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 29, khoản 30 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP kể từ ngày 20/6/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có các trách nhiệm sau đây:
- Niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp các tài liệu quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 9 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
- Thực hiện đúng quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng đã đăng ký.
- Xây dựng, công bố giá bán của các hàng hóa được kinh doanh theo phương thức đa cấp và tuân thủ giá bán đã công bố.
- Xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng cho từng người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp và khách hàng mua hàng trực tiếp từ doanh nghiệp.
- Giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng của doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của người tham gia bán hàng đa cấp trong trường hợp các hoạt động đó được thực hiện tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc tại các hội nghị, hội thảo, đào tạo của doanh nghiệp.
- Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Vận hành hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp đáp ứng quy định tại Điều 44 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP), đúng với giải trình kỹ thuật khi đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, đảm bảo người tham gia bán hàng đa cấp có thể truy cập và truy xuất các thông tin cơ bản về hoạt động bán hàng đa cấp của họ.
- Vận hành và cập nhật thường xuyên trang thông tin điện tử bằng tiếng Việt để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Điều 45 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
- Vận hành hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp, bao gồm điện thoại, thư điện tử và địa chỉ tiếp nhận.
- Cung cấp quyền truy cập vào tài khoản quản lý hệ thống công nghệ thông tin quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan về điều kiện kinh doanh và lưu thông đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
- Đảm bảo tối thiểu 20% doanh thu bán hàng đa cấp trong một năm tài chính là doanh thu từ khách hàng không phải là người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đó.
- Không cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế; không cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, đối tượng kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp bao gồm:
- Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp:
+ Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm.
+ Sản phẩm nội dung thông tin số.