Tra cứu thông tin của người nộp thuế thông qua tài khoản giao dịch thuế điện tử được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 19/2021/TT-BTC.
>> Điều kiện thành viên quỹ tín dụng nhân dân từ ngày 01/7/2024
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 24/07/2024
Căn cứ Điều 34 Thông tư 19/2021/TT-BTC, người nộp thuế có thể cứu thông tin của theo quy định như sau:
(i) Người nộp thuế sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu, xem, in toàn bộ thông tin về hồ sơ, chứng từ, thông báo, quyết định, văn bản đã nhận/gửi giữa cơ quan thuế và người nộp thuế; tra cứu nghĩa vụ kê khai, tra cứu thông tin nghĩa vụ theo hồ sơ, chứng từ, quyết định; tra cứu số thuế còn phải nộp. Các thông tin của các thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế có giá trị xác nhận như văn bản bằng giấy của cơ quan thuế.
Người nộp thuế có thể tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử theo mã giao dịch điện tử, riêng chứng từ nộp NSNN thì tra cứu theo “số tham chiếu”.
(ii) Người nộp thuế chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử, sử dụng mã giao dịch điện tử được cấp theo từng lần để tra cứu thông tin đã giao dịch với cơ quan thuế.
(iii) Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thông báo trên tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế do Tổng cục Thuế cấp về tình hình xử lý các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, miễn, giảm/xóa nợ, được hoàn, còn được hoàn phát sinh trong tháng trước và các khoản còn phải nộp, nộp thừa đến thời điểm cuối tháng trước đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn (cập nhật ngày 20/12/2022) |
Tra cứu thông tin của người nộp thuế thông qua tài khoản giao dịch thuế điện tử
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 33 Thông tư 19/2021/TT-BTC, việc tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hỏi đáp vướng mắc của người nộp thuế được thực hiện theo quy định như sau:
(i) Lập và gửi câu hỏi, vướng mắc
- Người nộp thuế lập và gửi câu hỏi, vướng mắc đến cơ quan thuế theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
- Người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến câu hỏi, vướng mắc điện tử (nếu có) đến cơ quan thuế theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
(ii) Thông báo tiếp nhận câu hỏi, vướng mắc
Chậm nhất 15 phút kể từ khi nhận được câu hỏi, vướng mắc của người nộp thuế, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi Thông báo tiếp nhận câu hỏi, vướng mắc điện tử (theo mẫu số 01-1/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BTC) cho người nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
(iii) Xử lý và trả kết quả giải đáp vướng mắc
- Xử lý câu hỏi, vướng mắc:
+ Cơ quan thuế có trách nhiệm giải quyết câu hỏi, vướng mắc của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019, các Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Trong quá trình giải quyết câu hỏi, vướng mắc của người nộp thuế còn thiếu thông tin cần giải trình, bổ sung tài liệu thì cơ quan thuế gửi văn bản đề nghị giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu cho người nộp thuế theo quy tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tiếp nhận văn bản giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu của người nộp thuế đối với hồ sơ vướng mắc của người nộp thuế đã tiếp nhận bằng phương thức điện tử.
- Trả kết quả giải đáp vướng mắc: Cơ quan thuế gửi kết quả giải đáp vướng mắc cho người nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]