Trong năm 2024, quy định về xuất xứ hàng hóa được áp dụng theo văn bản nào? Có gì mới so với trước đây hay không? Rất mong được giải đáp cụ thể! – Đức Lưu (TP. Hồ Chí Minh).
>> Quyết định hệ số điều chỉnh giá đất các tỉnh/TP có hiệu lực từ 2024
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 07/01/2024
Trong năm 2024, quy định về xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo Thông tư 05/2018/TT-BCT; từ ngày 15/02/2024 sẽ áp dụng theo Thông tư 05/2018/TT-BCT và Thông tư 44/2023/TT-BCT.
So với hiện hành, từ ngày 15/02/2024, quy định về xuất xứ hàng hóa năm 2024 có những điểm mới sau đây:
Thay thế Phụ lục I (Quy tắc cụ thể mặt hàng) tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 44/2023/TT-BCT.
Thay thế Phụ lục II (Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí "WO", sử dụng nguyên liệu thu mua trong nước, không có hóa đơn giá trị gia tăng) tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2018/TT-BCT bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 44/2023/TT-BCT.
Tra cứu danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam |
Toàn văn điểm mới quy định về xuất xứ hàng hóa năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Thay thế cụm từ "điểm g đến điểm l khoản 1 Điều 7 Thông tư này" bằng cụm từ "điểm g đến điểm l khoản 1 Điều 8 Thông tư này" tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 05/2018/TT-BCT.
Việc sửa đổi, bổ sung nêu trên là để khắc phục sai sót tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 05/2018/TT-BCT (trước đây, đoạn này đã viết sai Điều 8 thành Điều 7).
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh – Thông tư 05/2018/TT-BCT Thông tư này quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa và kê khai xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu. Điều 2. Đối tượng áp dụng – Thông tư 05/2018/TT-BCT Thông tư này áp dụng đối với thương nhân, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến xuất xứ hàng hóa. Điều 3. Giải thích từ ngữ – Thông tư 05/2018/TT-BCT Theo Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau: 1. C/O là từ viết tắt của “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa”. 2. CNM là từ viết tắt của “Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ”. 3. Hệ thống hài hòa là cụm từ viết tắt của thuật ngữ “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” được định nghĩa tại Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới, trong đó bao gồm tất cả các ghi chú đã có hiệu lực và được sửa đổi sau này. 4. Quy tắc cụ thể mặt hàng là quy tắc yêu cầu nguyên liệu trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc trải qua một công đoạn gia công cụ thể, hoặc đáp ứng tỷ lệ Phần trăm giá trị hay kết hợp của các tiêu chí vừa nêu. 5. Trị giá CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. Trị giá CIF được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan. 6. Trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá FOB được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan. Điều 4. Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa – Thông tư 05/2018/TT-BCT Hàng hóa được xác định xuất xứ theo quy định tại Thông tư này có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó. |