Sau đây, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin điểm qua những tin tức doanh nghiệp nổi bật trong ngày.
>> Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển
>> Doanh nghiệp cần nắm rõ về quyền và nghĩa vụ của mình
1. “Make in Viet Nam” và những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam
Make in Viet Nam là khẩu hiệu của Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên bởi Bộ Thông tin và Truyền thông vào ngày 09/5/2019.
Cụm từ Make in Viet Nam theo cắt nghĩa của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông mang nội hàm sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam.
Cụ thể hơn là doanh nghiệp Việt Nam sẽ dùng công nghệ của nhân loại để giải quyết các vấn đề của Việt Nam và xa hơn là thế giới. Trong quá trình này, doanh nghiệp Việt sẽ làm chủ toàn bộ quá trình sáng tạo, thiết kế, tạo ra sản phẩm tại Việt Nam và sản phẩm đó là sản phẩm của Việt Nam do người Việt làm ra.
Sứ mệnh của Make in Việt Nam là câu chuyện của 03 nhóm doanh nghiệp công nghệ:
- Nhóm 1: StartUp công nghệ tại Việt Nam
- Nhóm 2: Nhóm khởi nghiệp/lập nghiệp công nghệ
- Nhóm 3: Doanh nghiệp đầu đàn – những doanh nghiệp công nghệ lớn
Theo Tri Thức Trẻ
2. Thời gian không chờ đợi, cơ hội không tự đến, đã 30 năm lắp ráp gia công, nay đến lúc Việt Nam chuyển sang sáng tạo sản phẩm và công nghệ Việt
Cũng tại Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có những chia sẽ về những doanh nghiệp công nghệ và tầm quan trọng của những doanh nghiệp này trong sự phát triển kinh tế của đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh: Việt Nam cần vượt qua rào cản và thách thức bằng bản lĩnh và trí tuệ Việt. Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ Việt lần đầu tiên được tổ chức là bước đi quan trọng. Doanh nghiệp công nghệ có nhiệm vụ nâng cao chất, tăng trưởng, đưa nền kinh tế lên tầm cao hơn trong chuỗi giá trị, doanh nghiệp gắn trọng trách dẫn dắt việc chuyển đổi số quốc gia xây dựng nền kinh tế xã hội số, song song với tiến trình làm chủ thiết kế, tích hợp và công nghệ lõi. Trong tiến trình này, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam thực hành khẩu hiệu "sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất.
Thủ tướng cho rằng, Việt Nam có những lợi thế như lượng người sử dụng Internet cao, xuất hiện nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, nhiều doanh nghiệp phát triển công nghệ thông tin lớn... Đã 30 năm lắp ráp, gia công, nay đã đến lúc Việt Nam có đủ điều kiện cơ bản để chuyển sang sáng tạo, làm ra các sản phẩm và công nghệ Việt.
Theo Tri Thức Trẻ
3. Bộ Công an khám xét chuỗi cửa hàng điện thoại di động Nhật Cường
Trưa 9/5, nhiều cảnh sát thuộc lực lượng Bộ Công an, do Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu chủ công, đã khám xét chuỗi cữa hàng điện thoại di động Nhật Cường.
Trong sáng và trưa nay nhiều cửa hàng điện thoại Nhật Cường tại Hà Nội bị đóng cửa không rõ lý do. Theo nhiều nguồn tin thì chuỗi cửa hàng điện thoại di động Nhật Cường bị lực lượng công an khám xét để điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.
Dược biết, năm 2017 doanh nghiệp này từng được vinh danh là 50 công ty về công nghệ lớn nhất Việt Nam.
Theo Thanh Niên
4. Vingroup rút lui khỏi dự án Safari Sài Gòn
Trong danh mục dự án kêu gọi đầu tư năm 2019, TP HCM có đưa ra công viên Sài Gòn Safari tại huyện Củ Chi. Dự án này được giao cho Vingroup từ năm 2016 nhưng đến nay Vin rút lui để tập trung vào những dự án khác.
Công viên có diện tích trên 485 ha tại hai xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Dự án được giới thiệu là Công viên khu du lịch sinh thái lớn nhất Việt Nam, tầm cỡ khu vực Đông Nam Á, quy mô vốn đầu tư dự kiến 500 triệu USD. Dự án được TP HCM đề xuất đầu tư từ năm 2004, đến nay đã 'treo' 15 năm chưa thực hiện.
Theo NDH
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Tài Giỏi