Hiện nay Tiêu chuẩn Việt Nam nào quy định về tải trọng và lực tác dụng lên công trình thủy lợi do sóng và tàu? Các thuật ngữ và ký hiệu như thế nào? – Thái Bình (Bình Phước).
>> Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8260:2009 về Kính xây dựng - Kính hộp gắn kín cách nhiệt
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8421:2010 về công trình thủy lợi - tải trọng và lực tác dụng lên công trình do sóng và tàu. Theo đó, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8421:2010 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8421:2010 được áp dụng trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thủy lợi trên sông và biển.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8421:2010 quy định trị số tiêu chuẩn của tải trọng và tác động do sóng và tàu thuyền lên các công trình thủy lợi. Tải trong tính toán phải được xác định bằng tích của tải trọng tiêu chuẩn với hệ số vượt tải n, đề phòng trường hợp tải trọng có thể lệch về phía bất lợi so với trị số tiêu chuẩn của nó. Hệ số vượt tải phải lấy theo các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn hiện hành về “Công trình thủy lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế”.
Tải trọng do sóng lên các công trình thủy lợi, thủy điện cấp I và cả đối với công trình cấp II khi có luận chứng thích đáng, cũng như các yếu tố tính toán của sóng ở các vụng nước hở1 hoặc được ngăn chắn phải được xác định chính xác trên cơ sở các số liệu quan sát ngoài thực địa và các số liệu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
- Sóng trọng lực do gió (gradient wave): Sóng do gió gây ra, trọng lực đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành sóng này.
- Các yếu tố cơ bản của sóng (essential factors): Chiều cao, chiều dài và chu kỳ sóng.
- Sóng không ổn định (unstable wave): Sóng có các yếu tố thay đổi một cách ngẫu nhiên.
- Sóng ổn định (stable wave): Sóng có chiều cao và chu kỳ không thay đổi tại điểm đã cho trong không gian chất lỏng choán chỗ.
- Sóng tiến (chạy) (running wave): Sóng có hình dạng nhận thấy được của nó di chuyển trong không gian.
- Sóng đứng (standing wave): Sóng có hình dạng nhận thấy được của nó không di chuyển trong không gian.
- Hệ thống sóng (wave chain): Chuỗi sóng liên tục có cùng một nguồn gốc.
- Đường mặt cắt sóng (cross section wave): Giao tuyến giữa mặt nổi sóng với mặt phẳng thẳng đứng trong hướng tia sóng (Hình 1). Đường mặt cắt sóng và các yếu tố sóng gồm:
- Đường trung bình sóng (medium wave line): Đường phân chia các dao động sóng ghi được thành hai phần diện tích trên và dưới đều nhau. Với các sóng ổn định, đường trung bình sóng là đường đi qua mức giữa đỉnh và chân sóng.
- Thân sóng (wave body): Phần sóng nằm phía trên đường trung bình sóng.
- Đỉnh sóng (wave crest): Điểm cao nhất của thân sóng.
- Bụng sóng (under wave body): Phần sóng nằm phía dưới đường trung bình sóng.
- Chân sóng (bed of wave): Điểm thấp nhất của bụng sóng.
- Chiều cao sóng (heigh of wave): Độ vượt cao của đỉnh sóng với chân sóng kế tiếp trên cùng một đường mặt cắt sóng.
- Chu kỳ sóng (cycle of wave): Khoảng thời gian để hai đỉnh sóng kế tiếp nhau đi qua một đường thẳng đứng đã định.
- Front sóng (front wave): Đường nằm trên bề mặt nối sóng và đi qua các điểm đỉnh của con sóng đang xét.
- Tia sóng (radiant wave): Đường vuông góc với front sóng tại điểm đang xét.
- Vận tốc sóng (wave speed):Vận tốc dịch chuyển thân sóng theo hướng truyền sóng.
- Cơn bão tính toán (calculation stome): Cơn bão, quan trắc được một lần trong một khoảng thời gian đã định (25, 50 hoặc 100 năm), có vận tốc, hướng, đà sóng và thời gian tác động của gió gây nên tại điểm tính toán các con sóng có các yếu tố sóng lớn nhất trong khoảng thời gian đã định đó.
- Vận tốc gió tính toán (khi xác định các yếu tố sóng) (calculation wind speed): Vận tốc gió ở độ cao 10 m trên mực nước.
- Mực nước tính toán (calculation water level): Mực nước được ấn định có xét đến dao động mùa và năm, nước dềnh do gió và thủy triều lên, xuống.
- Đà sóng (momentum wave): Chiều dài vùng nước, chịu tác động của gió, tính theo hướng gió đến điểm tính toán.
- Áp lực sóng (pressurise wave): Phần (thành phần) áp lực thủy động do sóng tạo ra trên mặt thoáng của chất lỏng. Áp lực sóng được lấy bằng hiệu số giữa các trị số áp lực thủy động tại điểm đang xét trong môi trường nước khi có sóng và khi không có sóng.
Vw: Vận tốc gió.
hc: Độ dâng cao của đỉnh sóng so với mực nước tính toán.
ht: Độ hạ thấp của chân sóng so với mực nước tính toán.
h: Chiều cao sóng.
l: Chiều dài sóng.
k: Số sóng.
T: Chu kỳ sóng.
w: Tần số tuần hoàn của sóng.
c: Vận tốc của sóng.
h/l: Độ đốc của sóng.
l/h: Độ thoải của sóng.
hi, li, Ti: Tương ứng là chiều cao, chiều dài và chu kỳ sóng tần suất i% trong hệ thống.
hi, li, Ti: Tương ứng là chiều cao, chiều dài và chu kỳ trung bình của sóng.
d: Chiều sâu ứng với mực nước tính toán.
dcr: Chiều sâu phân giớ, tại đó sóng đổ lần đầu.
dcr,u: Chiều sâu, tại đó sóng đổ lần cuối.
Q: Lực tác động của sóng lên công trình, vật cản.
P: Tải trọng trên đơn vị dài (của công trình, vật cản).
p: Áp lực sóng.
r: Dung trọng nước.
g: Gia tốc trọng trường.
j: Góc nghiêng của mái (hoặc đáy) so với đường nằm ngang.
i: Độ dốc đáy.