Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về công trình thủy lợi, Cọc xi măng đất thi công,Jet-grouting? Các quy định về thiết kế như thế nào? – Quốc An (Tiền Giang).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 27/10/2023
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 26/10/2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9906:2014 về Công trình thủy lợi - Cọc xi măng đất thi công - Jet-grouting. Theo đó, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9906:2014 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9906:2014. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2683: 1991, Đất xây dựng - Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4506: 1987, Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8217: 2009, Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phân loại.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
2.1. Phương pháp Jet-grouting (Jet-grounting method)
Công nghệ trộn sâu bằng tia vữa có áp lực cao. Trước tiên đưa cần khoan đến đáy cọc dự kiến thì dừng lại và bắt đầu bơm vữa xi măng phụt ra thành tia ở đầu mũi khoan, vừa bơm vừa xoay cần và rút dần lên. Tia nước và vữa phun ra với áp suất cao [20 MPa (~200 atm) đến 400 atm), vận tốc lớn (≥100 m/s) làm cho các phần tử đất xung quanh lỗ khoan bị xói tơi ra, hòa trộn với vữa phụt, sau đó đông cứng tạo thành một cọc đất xi măng.
2.2. Cọc đất xi măng (Cement soil columns)
Cọc hình trụ với thành phần vật liệu là xi măng trộn với đất tại chỗ (có thể kèm thêm phụ gia)
2.3. Các thông số hình học của cọc (Geometric parameters)
Bao gồm: chiều dài cọc, đường kính cọc. Chiều dài cọc do thiết kế quy định nhưng theo khả năng của thiết bị không nên quá 45m. Đường kính cọc cũng do thiết kế quy định nhưng theo khả năng thiết bị nên trong khoảng 60 cm đến 150cm.
2.4. Hành trình trộn (Operating cycle)
Một chu trình hoàn chỉnh của quá trình trộn tính từ khi bắt đầu đưa cần khoan vào trong đất, khoan xuống, rút lên và đưa ra khỏi đất tạo ra một cọc xi măng đất.
2.5. Khoan xuống (Drilling down)
Một công đoạn của hành trình trộn, trong đó mũi trộn đi xuống đồng thời phun nước thẳng đứng ra đầu mũi khoan.
2.6. Rút lên (Draw up)
Một công đoạn của hành trình trộn, trong đó mũi khoan được rút lên và đồng thời bơm vữa với áp lực cao hướng nằm ngang, tia vữa cắt đất và trộn xi măng với đất trong phạm vi bán kính ảnh hưởng của tia vữa.
2.7. Chất gia cố (Reinforcing material)
Các vật liệu trộn với đất nhằm cải thiện căn bản một/một vài đặc tính xây dựng của đất nhờ vào các quá trình hóa lý với đất. Loại chất liên kết phổ biến là xi măng poóc lăng.
2.8. Phụ gia (Additives)
Chất thêm vào cùng với xi măng nhằm làm nhanh hoặc chậm các quá trình hóa lý giữa xi măng và đất hoặc để thuận lợi cho việc thi công.
2.9. Tỷ lệ diện tích gia cố (Rate of area reinforcement) (m)
Đại lượng không thứ nguyên, đặc trưng cho mật độ cọc đất xi măng trên diện tích gia cố, được tính bằng tỷ số giữa diện tích mặt cắt ngang các cọc và diện tích đất gia cố bởi hệ thống cọc đó (bao gồm cả cọc).
3.1. Các quy định về yêu cầu khảo sát phục vụ thiết kế xử lý nền đất yếu
(i) Khảo sát địa chất công trình để xử lý nền đất yếu bằng phương pháp Jet-Grouting cần tuân thủ các tiêu chuẩn nêu trong điều tài liệu viện dẫn.
(ii) Chiều sâu khảo sát phải đủ để có thể dự tính độ lún của công trình;
- Khi không có lớp đất cứng thì chiều sâu khoan đến độ sâu không còn ảnh hưởng lún (là độ sâu mà tại đó áp lực gây lún không vượt quá 10% áp lực đất tự nhiên).
- Khi có lớp đất cứng (có SPT N30 >30) thì phải khoan sâu vào lớp đất đó tối thiểu 2m
(iii) Khảo sát địa chất công trình phải phủ kín khu vực cần xử lý, các hố khoan thăm dò phải bố trí ra tận biên khu đất để điều kiện địa chất công trình trong phạm vi mặt cắt là nội suy chứ không phải là ngoại suy.
(iv) Ngoài các chỉ tiêu thông thường, khảo sát địa kỹ thuật phục vụ thiết kế, thi công cọc đất xi măng để xử lý đất yếu cần có thêm các chỉ tiêu sau:
- Sức kháng cắt không thoát nước Cu;
- Các chỉ tiêu về cố kết (Hệ số cố kết Cv, chỉ số nén Cc, chỉ số nở Cs, tải trọng nén Pc);
- Các chỉ tiêu về độ bền j, c (cắt nhanh không thoát nước) và jcu, ccu (cố kết, cắt không thoát nước);
- Hàm lượng hữu cơ;
- Thành phần, phân bố, chiều dày và trạng thái của lớp đất mặt, rễ cây, đất lấp, cuội, tảng, lớp đất ít nhiều đã cố kết. Sự hiện diện của đất có khả năng trương nở; đất xúc biến; đất chảy; hang, hố, khe nứt;
- Cao độ nước có áp, nước ngầm, và khả năng tự phun;
- Độ chặt của đất hạt thô
- Đặc tính hóa lý của nước mặt và nước ngầm (độ ô nhiễm, độ ăn mòn, pH, chủng loại và hàm lượng ion…).
(v) Việc lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu thí nghiệm, kể cả mẫu nước tuân theo TCVN 2683:1991 và TCVN 4506: 1987.
(vi) Để có số liệu đầu vào cho thiết kế sơ bộ cọc xi măng đất, Trong quá trình khảo sát địa kỹ thuật cần tiến hành lấy mẫu đất tại đúng khu vực sẽ xử lý phục vụ thí nghiệm trộn thử trong phòng, khối lượng tối thiểu 10kg và nước tại nguồn dự kiến sẽ sử dụng để trộn vữa khi thi công đại trà, khối lượng tối thiểu 5kg. Khối lượng đất và nước này phải đảm bảo chế tạo được ít nhất 3 mẫu thử trong phòng.
3.2. Thí nghiệm trộn thử trong phòng
(i) Trước khi thi công đại trà phải tiến hành trộn thử trong phòng thí nghiệm với đất và nước quy định tại 3.1.6. Tối thiểu phải trộn thử 3 hàm lượng khác nhau cho mỗi loại xi măng dự kiến. Việc trộn thử và chế bị mẫu thực hiện theo chỉ dẫn trình bày trong Phụ lục B của Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9906:2014. Hàm lượng xi măng trộn thử có thể tham khảo qua kinh nghiệm tổng kết các dự án đã làm tại phụ lục C.
(ii) Nếu cọc xi măng đất đi qua nhiều lớp đất trong cùng một vị trí xử lý thì cần làm thí nghiệm trộn thử cho tất cả các lớp đất khác nhau. Nếu điều kiện không cho phép thì chỉ cần thí nghiệm cho lớp đất dự kiến cho kết quả kém nhất về cường độ, các lớp còn lại lấy theo kết quả đã thí nghiệm. Kết quả trộn mẫu thử trong phòng chỉ có tính định hướng và là cơ sở phục vụ công tác làm cọc thử nghiệm trên hiện trường.