Hiện nay, doanh nghiệp đang áp Tiêu chuẩn Quốc gia nào về kết cấu bê tông và bê tổng cốt thép lắp ghép, thi công và nghiệm thu nào? Vấn đề này được quy định như thế nào? – Thành Tài (Long An).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 18/09/2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9115:2019: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Thi công và nghiệm thu. Theo đó, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9115:2019 có một số nội dung đáng chú ý sau:
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9115:2019 quy định các yêu cầu đối với công tác thi công, kiểm tra và nghiệm thu kết cấu lắp ghép từ cấu kiện bê tông, bê tông cốt thép thường và bê tông cốt thép ứng lực trước căng trước (gọi tắt là cấu kiện bê tông) trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9115:2019 sử dụng các thuật ngữ được định nghĩa như sau:
(i) Cấu kiện (Element): Các sản phẩm bê tông, bê tông cốt thép hoặc bê tông cốt thép ứng lực trước đúc sẵn, được sử dụng để lắp ghép thành kết cấu công trình.
(ii) Cấu kiện bê tông cốt thép ứng lực trước căng trước (Prestressed reinforced concrete element): Cấu kiện được sản xuất theo công nghệ gây ứng suất nén trước theo phương pháp căng cốt thép trước trên bệ có trụ neo rồi sau đó mới đổ bê tông.
(iii) Mối nối (Joint): Phần liên kết các cấu kiện bê tông sau khi lắp ghép, có thể bằng vữa xi măng không co, bê tông cốt thép đổ tại chỗ, hàn hoặc bu lông.
(i) Công tác lắp ghép cấu kiện bê tông phải do các tổ chức chuyên môn hóa về công tác này thực hiện.
(ii) Trước khi thi công lắp ghép cấu kiện bê tông, đơn vị thi công phải lập biện pháp tổ chức thi công và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
(iii) Trong biện pháp tổ chức thi công cần có các nội dung sau:
- Lập bản vẽ thiết kế thi công lắp ghép;
- Chọn phương tiện thiết bị, dụng cụ;
- Lập quy trình thi công;
- Các biện pháp bảo đảm mức sai lệch lắp ghép cho phép;
- Biện pháp bảo đảm độ cứng của kết cấu và không bị biến dạng trong quá trình lắp ghép cấu kiện hoặc tổ hợp cấu kiện vào vị trí thiết kế, đảm bảo độ bền vững và ổn định của toàn bộ công trình;
- Có biện pháp đảm bảo thi công xen kẽ giữa lắp cấu kiện và lắp các thiết bị công nghệ và thiết bị kỹ thuật vệ sinh, thông gió, v.v...
- Biện pháp bảo đảm sự đồng bộ của quá trình lắp ghép;
- Biện pháp bảo đảm an toàn lao động.
(iv) Khi chọn các loại máy và thiết bị thi công cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Kích thước, khối lượng cấu kiện;
- Hình dạng, kích thước công trình;
- Đặc điểm của khu vực lắp ghép.
(v) Trong điều kiện cho phép nên có giải pháp cơ giới hóa đồng bộ dây chuyền công nghệ lắp ghép từ khâu vận chuyển, xếp dỡ cho đến khâu lắp đặt cấu kiện vào vị trí thiết kế.
Nên sử dụng các thiết bị gá lắp và các phương tiện cơ giới nhỏ, các công cụ cầm tay có năng suất cao nhằm giảm lao động thủ công trong lắp ghép và hoàn thiện công trình.
(vi) Công tác chuẩn bị trước khi thi công gồm một số hoặc toàn bộ các vấn đề sau:
- Làm đường tạm phục vụ thi công. Đảm bảo đường không bị lún, lầy, trơn trượt và phải đảm bảo thi công liên tục;
- Làm kho, lán, sân bãi cạnh công trình, trang bị các bệ gá xếp dỡ cấu kiện trong phạm vi hoạt động của thiết bị nâng chuyển;
- Kiểm tra, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị lắp ghép và bố trí đúng vị trí xác định trong dây chuyền công nghệ của biện pháp tổ chức thi công;
- Lắp đặt, kiểm tra đà giáo, trụ đỡ và giá đỡ phục vụ thi công;
- Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
(vii) Nên tiến hành lắp ghép cấu kiện lấy trực tiếp từ phương tiện vận chuyển. Khi không có điều kiện thì có thể xếp cấu kiện tại các kho bãi trên công trường nhưng cần chú ý đến trình tự theo biện pháp tổ chức thi công.
(viii) Để đảm bảo chất lượng công tác lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn, phải tiến hành kiểm tra tất cả các công đoạn của quá trình lắp ghép theo quy định của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4055:2012 và các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng.