Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên? Cụ thể tiêu chuẩn này được quy định như thế nào? – Huỳnh Phương (Đồng Nai).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 17/10/2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8828:2011 về bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8828:2011 về bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8828:2011 quy định những yêu cầu về bảo dưỡng ẩm tự nhiên cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu Việt Nam trong sản xuất và thi công.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8828:2011. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4506, Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.
Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 191:1996*, Bê tông và vật liệu bê tông - Thuật ngữ và định nghĩa.
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 305:2004*, Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu.
* Các TCXD và TCXDVN sẽ chuyển đổi thành Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN).
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các thuật ngữ trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8828:2011 được định nghĩa như sau:
- Bảo dưỡng ẩm tự nhiên (Moist air curing): Quá trình giữ ẩm thường xuyên cho bê tông trong điều kiện tác động của các yếu tố khí hậu địa phương. Có thể thực hiện bảo dưỡng ẩm tự nhiên bằng cách tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông, phủ vật liệu ẩm và tưới nước, phun sương, hoặc phủ các vật liệu cách nước lên mặt bê tông (xem TCXD 191:1996).
- Cường độ bảo dưỡng tới hạn (Critical curing strength): Giá trị cường độ nén của bê tông tại thời điểm ngừng quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên, ký hiệu là , đơn vị tính là % cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày đêm, % R28 (xem TCXD 191:1996).
- Thời gian bảo dưỡng cần thiết (Essential curing time): Thời gian tính từ khi bắt đầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên cho tới khi bê tông đạt cường độ bảo dưỡng tới hạn, ký hiệu là , đơn vị tính là ngày đêm.
- Bảo dưỡng ban đầu (Initial curing): Quá trình giữ cho bê tông không bị bốc hơi nước vào không khí khi chưa thể tưới nước giữ ẩm trực tiếp lên bề mặt bê tông.
- Bảo dưỡng tiếp theo (Subsequent curing): Quá trình giữ ẩm để hạn chế bê tông bốc hơi nước vào không khí, tính từ khi bắt đầu tưới nước lên bề mặt bê tông tới khi ngừng quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên.
- Bề mặt hở (Open surface): Bề mặt kết cấu bê tông có thể bốc hơi nước vào không khí.
- Quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên cần được tiến hành liên tục ngay sau khi hoàn thiện bề mặt bê tông cho tới khi ngừng quá trình bảo dưỡng.
- Thông số kỹ thuật đặc trưng để đánh giá về chế độ bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông gồm:
+ Cường độ bảo dưỡng tới hạn ;
+ Thời gian bảo dưỡng cần thiết .
Trong đó thông số quyết định là , còn thông số được xác định dựa trên thông số tùy theo vùng khí hậu cụ thể.
Theo yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông, lãnh thổ nước ta được phân thành 3 vùng khí hậu điển hình là A, B và C, với ranh giới địa lý, tên mùa và thời gian trong năm được nêu ở Bảng 1 của Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8828:2011.