Công ty tôi đang nghiên cứu về kem thực phẩm. Hiện nay đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về kem thực phẩm? Phân loại và phương pháp thử như thế nào? – Đức Tiến (Vũng Tàu).
>> Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7043:2013 về Rượu trắng
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 06/11/2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7402:2019 về Kem thực phẩm. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7402:2019 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7402:2019. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6400 (ISO 707) Sữa và sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6403 (CODEX STAN A-4-1971) Sữa đặc có đường
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6688-2 (ISO 8262-2) Sản phẩm sữa và thực phẩm từ sữa - Xác định hàm lượng chất béo bằng phương pháp khối lượng Weibull-Berntrop (Phương pháp chuẩn) - Phần 2: Kem lạnh và kem hỗn hợp
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7399 (CODEX STAN 174-1989) Tiêu chuẩn chung cho các sản phẩm protein thực vật
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7405 Sữa tươi nguyên liệu
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7968 (CODEX STAN 212-1999) Đường
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7979 (CODEX STAN 207-1999) Sữa bột và cream bột
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8099-1 (ISO 8968-1) Sữa và sản phẩm sữa - Xác định hàm lượng nitơ - Phần 1: Nguyên tắc Kjeldahl và tính protein thô
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8099-3 (ISO 8968-3) Sữa - Xác định hàm lượng nitơ - Phần 3: Phương pháp phân hủy kín (Phương pháp thông dụng nhanh Semi-micro)
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8434 (CODEX STAN 280-1973) Sản phẩm chất béo sữa
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9046 (ISO 3728) Kem lạnh thực phẩm và kem sữa - Xác định hàm lượng chất khô tổng số (Phương pháp chuẩn)
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9047 (ISO 7328) Kem lạnh thực phẩm chứa sữa và kem lạnh hỗn hợp - Xác định hàm lượng chất béo - Phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn)
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10558 (CODEX STAN 281-1971) Sữa cô đặc
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11216 Sữa và sản phẩm sữa - Thuật ngữ và định nghĩa
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Kem thực phẩm được phân loại thành các nhóm như sau:
- Nhóm 1: bao gồm các sản phẩm được sản xuất hoàn toàn từ chất béo sữa và protein sữa (từ sữa nguyên chất) với một hoặc nhiều thành phần nêu trong 5.1.4 đến 5.1.8.
- Nhóm 2: bao gồm các sản phẩm được sản xuất từ chất béo sữa và protein không hoàn toàn từ sữa, với một hoặc nhiều thành phần nêu trong 5.1.4 đến 5.1.8.
- Nhóm 3: bao gồm các sản phẩm được sản xuất từ chất béo không hoàn toàn từ sữa và protein sữa, với một hoặc nhiều thành phần nêu trong 5.1.4 đến 5.1.8.
- Nhóm 4: bao gồm các sản phẩm được sản xuất từ chất béo và protein không hoàn toàn từ sữa, với một hoặc nhiều thành phần nêu trong 5.1.4 đến 5.1.8.
- Nhóm 5: bao gồm các sản phẩm được sản xuất từ các thành phần cho phép trong các điều từ 5.1.4 đến 5.1.8 và các phụ gia thực phẩm cho phép trong điều 5 có bổ sung một lượng nhỏ các thành phần từ 5.1.1 đến 5.1.3.
- Nhóm 6: bao gồm các sản phẩm được sản xuất từ các thành phần nêu trong 5.1.4 đến 5.1.8 và các phụ gia thực phẩm cho phép trong Điều 5.
- Lấy mẫu, theo TCVN 6400 (ISO 707).
- Xác định hàm lượng chất khô, theo TCVN 9046 (ISO 3728).
- Xác định hàm lượng chất béo, theo TCVN 9047 (ISO 7328) hoặc TCVN 6688-2 (ISO 8262-2).
- Xác định hàm lượng protein, theo TCVN 8099-1 (ISO 8968-1) hoặc TCVN 8099-3 (ISO 8968-3).
- Ghi nhãn: Ghi nhãn sản phẩm theo quy định hiện hành[1], [2].
- Bao gói: Kem thực phẩm được bao gói trong bao bì chuyên dùng cho thực phẩm.
- Bảo quản: Kem thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ không lớn hơn -15 °C.
- Vận chuyển: Kem thực phẩm được vận chuyển bằng xe lạnh chuyên dùng.