Theo quy định hiện hành, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn? Cụ thể về vấn đề này là như thế nào? – Trang Nguyên (Bắc Ninh).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2737:2023: Tải trọng và tác động
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7087:2013 về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn. Trong đó, có những nội dung đáng chú ý như sau:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7087:2013 thay thế Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7087:2008.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7087:2013 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 1-1985, sửa đổi bổ sung năm 2010.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7087:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7087:2013 áp dụng cho việc ghi nhãn tất cả các loại thực phẩm bao gói sẵn để bán cho người tiêu dùng hoặc dùng cho các mục đích sử dụng trực tiếp và các vấn đề liên quan đến việc giới thiệu sản phẩm.
Trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7087:2013 áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
Sự giới thiệu mang tính chất gợi ý hoặc ngụ ý rằng một thực phẩm có những đặc tính chất lượng liên quan đến bản chất, nguồn gốc, đặc tính dinh dưỡng, quá trình chế biến, thành phần cấu tạo hoặc chỉ tiêu chất lượng bất kỳ khác của thực phẩm đó.
Người mua và nhận thực phẩm để thoả mãn nhu cầu của họ.
Vật chứa thực phẩm dùng để phân phối ở dạng đơn vị riêng lẻ, gồm cả loại bao phủ kín hoàn toàn hoặc một phần thực phẩm và vật liệu bao bọc bên ngoài. Một bao bì thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng có thể bao gồm một số đơn vị bao gói hoặc một số dạng bao gói.
Các thuật ngữ sau đây áp dụng để ghi thời hạn đối với thực phẩm bao gói sẵn:
Ngày mà thực phẩm trở thành sản phẩm như đã mô tả.
Ngày mà thực phẩm được cho vào bao bì cuối cùng để bán.
Ngày cuối cùng bán cho người tiêu dùng, sau đó là thời hạn bảo quản cho phép còn lại của thực phẩm trong điều kiện bảo quản của người tiêu dùng.
Thời hạn mà trong đó thực phẩm, trong các điều kiện bảo quản xác định, vẫn duy trì đầy đủ các đặc trưng chất lượng vốn có, đồng thời vẫn hoàn toàn đảm bảo chất lượng thương phẩm như đã công bố hoặc theo thỏa thuận chung. Tuy nhiên, khi vượt quá thời hạn này, thực phẩm vẫn có thể đảm bảo được các đặc tính chất lượng.
Ngày kết thúc thời hạn dự tính mà sau đó thực phẩm trong các điều kiện bảo quản xác định, có thể không còn đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó theo mong muốn thông thường của người tiêu dùng. Sau ngày hết hạn sử dụng, thực phẩm không được bán nữa.
Tất cả các chất đã chế biến, sơ chế hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm và tất cả các chất được sử dụng để xử lý, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, không bao gồm mỹ phẩm hoặc thuốc lá hoặc các chất chỉ được dùng làm dược phẩm.
Tất cả các chất mà bản thân nó không được tiêu dùng một cách thông thường như một thực phẩm hoặc như một thành phần đặc trưng của thực phẩm, cho dù nó có hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Những chất này được bổ sung một cách có chủ định vào thực phẩm vì mục đích công nghệ (kể cả nhằm cải thiện tính chất cảm quan) trong quá trình sản xuất, chế biến, chuẩn bị, xử lý, bao gói, vận chuyển hoặc bảo quản (trực tiếp hoặc gián tiếp) tạo ra kết quả mong muốn cho thực phẩm hay các sản phẩm phụ và chúng sẽ trở thành một thành phần của thực phẩm hoặc tác động đến những đặc tính nhất định của thực phẩm đó. Thuật ngữ này không bao gồm chất nhiễm bẩn hoặc chất được thêm vào thực phẩm để duy trì hay cải thiện chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm.
Các chất có trong thực phẩm, bao gồm cả phụ gia thực phẩm, được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm và có mặt trong thành phẩm cho dù chúng có thể ở dạng đã chuyển hóa.
Thẻ, nhãn hiệu, mác, hình ảnh, hoặc các hình thức mô tả khác được viết, in, ghi, khắc nổi, khắc chìm một cách trực tiếp hoặc gắn vào bao bì thực phẩm.
Việc sử dụng các hình thức thể hiện như in, viết, vẽ hoặc kỹ thuật đồ họa để trình bày trên nhãn đi kèm hoặc đính gần thực phẩm để cung cấp thông tin về thực phẩm đó, kể cả với mục đích tăng cường tiêu thụ hoặc bán hàng.
Một lượng nhất định của hàng hóa được sản xuất trong các điều kiện cơ bản giống nhau.
Việc bao gói hoặc trang trí trước thực phẩm trong một bao bì nhằm sẵn sàng cung cấp cho người tiêu dùng hoặc dùng cho mục đích sử dụng trực tiếp.
Chất hay vật liệu, không bao gồm các dụng cụ hoặc thiết bị, mà bản thân nó không được tiêu dùng như một thành phần của thực phẩm nhưng được sử dụng một cách có chủ định trong quá trình xử lý hoặc chế biến nguyên liệu, thực phẩm hay các thành phần của thực phẩm để hoàn thiện một mục đích công nghệ nhất định. Các chất hay các vật liệu này cũng có thể được tạo ra một cách không có chủ định nhưng không thể tránh được sự tồn dư hoặc phát sinh của chúng trong thành phẩm.
Thực phẩm dùng trong các nhà hàng, khách sạn, căng tin, trường học, bệnh viện hay những tổ chức tương tự, những nơi mà thực phẩm được cung cấp để sử dụng ngay.