Tôi đang tìm hiểu các quy định về điền trở cố định sử dụng trong thiết bị điện tử. Cho hỏi hiện nay đang áp dụng tiêu chuẩn nào? – Minh Thành (Tiền Giang).
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6748-1:2009 (IEC 60115-1:2008): Các điện trở cố định sử dụng trong thiết bị điện tử - Phần 1: Quy định kỹ thuật chung. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6748-1:2009 (IEC 60115-1:2008) có một số nội dung đáng chú ý sau:
1.1. Đơn vị và ký hiệu
Các đơn vị, ký hiệu bằng hình vẽ và ký hiệu bằng chữ, nếu áp dụng, phải được lấy theo các tiêu chuẩn sau:
- IEC 60027;
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095 (IEC 60050);
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7922 (IEC 60617);
- ISO 1000.
Khi có yêu cầu các thuật ngữ khác, thì các thuật ngữ đó phải phù hợp với các nguyên tắc của các tài liệu liệt kê trên đây.
1.2. Giá trị ưu tiên
1.2.1. Quy định chung
Mỗi yêu cầu kỹ thuật từng phần phải nêu các giá trị ưu tiên tương ứng với từng nhánh; đối với các giá trị điện trở danh định, xem thêm 2.3.2.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
1.2.2. Giá trị ưu tiên của điện trở danh nghĩa
Các giá trị ưu tiên của điện trở danh nghĩa được lấy từ dãy quy định trong IEC 60063.
1.3. Ghi nhãn
Các thông tin ghi nhãn thường được chọn từ liệt kê dưới đây, xếp theo thứ tự mức độ quan trọng:
- Điện trở danh nghĩa;
- Dung sai theo điện trở danh nghĩa;
- Năm và tháng (hoặc tuần) chế tạo;
- Số hiệu của yêu cầu kỹ thuật cụ thể và dạng chuẩn;
- Tên nhà chế tạo hoặc thương hiệu.
Điện trở phải được ghi nhãn rõ ràng với các điểm a) và b) trên đây và các mục còn lại nếu có thể. Tránh lặp lại thông tin ghi nhãn trên điện trở.
Bao bì chứa (các) điện trở phải ghi rõ tất cả các thông tin liệt kê trên đây.
Mọi ghi nhãn bổ sung không được gây hiểu nhầm.
Kiểu điện trở nhỏ thường không ghi được nhãn trên thân. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách ghi nhãn nào đó lên thân thì điện trở phải được ghi nhãn tối thiểu với điện trở danh nghĩa theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6747 (IEC 60062), Điều 3. Các yêu cầu cụ thể phải được mô tả trong yêu cầu kỹ thuật liên quan.
1.4. Ghi mã
Khi ghi mã cho giá trị điện trở, dung sai hoặc ngày tháng chế tạo, phương pháp ghi mã phải được chọn theo quy định trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6747 (IEC 60062).
1.5. Bao gói
Trong trường hợp thuộc đối tượng áp dụng, yêu cầu kỹ thuật từng phần phải cung cấp thông tin về ghi nhãn, tốt nhất là được chọn từ IEC 60286.
1.6. Bảo quản
Nếu không có quy định khác thì các điều kiện bảo quản không được vượt quá các giới hạn sau:
- Nhiệt độ lớn nhất: 40 °C
- Độ ẩm tương đối lớn nhất: 75 %
Điện trở phải được bảo quản trong bao gói ban đầu.
Các yêu cầu khác phải được mô tả trong yêu cầu kỹ thuật liên quan.
1.7. Vận chuyển
Điều kiện môi trường khi vận chuyển có thể vượt quá các yêu cầu kỹ thuật ở trên trong thời gian hạn chế. Yêu cầu kỹ thuật liên quan có thể quy định các điều kiện thích hợp.
Khi tiêu chuẩn này và các yêu cầu kỹ thuật từng phần và yêu cầu kỹ thuật cụ thể liên quan được sử dụng cho mục đích của hệ thống đánh giá chất lượng đầy đủ như hệ thống đánh giá chất lượng IEC đối với linh kiện điện tử (IECQ) thì áp dụng các điều liên quan của Phụ lục Q.
Yêu cầu kỹ thuật từng phần và/hoặc yêu cầu kỹ thuật cụ thể còn để trống phải chỉ rõ các thử nghiệm cần thực hiện, các phép đo trước và sau mỗi thử nghiệm hoặc một nhóm nhỏ các thử nghiệm cũng như trình tự thực hiện thử nghiệm. Các bước của mỗi thử nghiệm được thực hiện theo đúng trình tự đã ghi. Các điều kiện đo phải giống nhau từ phép đo ban đầu đến phép đo kết thúc.
Nếu các yêu cầu kỹ thuật quốc gia trong hệ thống đánh giá chất lượng nào đó có các phương pháp khác với các phương pháp quy định trong các tài liệu trên thì phải được mô tả đầy đủ.
Các giới hạn cho trong tất cả các yêu cầu kỹ thuật là các giới hạn tuyệt đối. Phải áp dụng các quy tắc thực hiện phép đo có tính đến sự không đảm bảo đo (xem IEC QC 001002-3, Phụ lục C, Điều 2).