Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào trong xây dựng để áp dụng cho cần trục và tời, chọn cáp, tang và puly? Tài liệu viện dẫn được quy định như thế nào? – Anh Quốc (Bình Định).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 10/01/2024
>> Bảng mã HS 2024 đối với hàng hóa là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11078:2015: Cần trục và Tời - Chọn cáp, tang và puly. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11078:2015 có một số nội dung nổi bật như sau:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11078:2015 quy định các hệ số thiết kế thực tế nhỏ nhất Zp theo các nhóm chế độ làm việc khác nhau của cơ cấu, các loại cáp, công dụng của cáp và cách cuốn cáp, và các minh họa cách sử dụng các hệ số này để xác định lực kéo đứt nhỏ nhất của cáp.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11078:2015 quy định các hệ số chọn cho tang và puly theo các nhóm chế độ làm việc khác nhau của cơ cấu, các loại cáp và công dụng của cáp, và cách sử dụng các hệ số này để xác định đường kính thực tế nhỏ nhất của tang và puly để làm việc cùng với cáp đã chọn.
Danh sách các loại cần trục và tời thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này được cho trong Phụ lục A.
Phụ lục B cung cấp các yếu tố bổ sung phải xem xét khi chọn cáp và các thiết bị liên quan.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11078:2015. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5757 (ISO 2408), Cáp thép sử dụng cho mục đích chung - Yêu cầu tối thiểu.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), Cần trục - Từ vựng - Phần 1: Quy định chung.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8490-1:2010 (ISO 4301-1:1986), Cần trục - Phân loại theo chế độ làm việc - Phần 1: Quy định chung.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10837 (ISO 4309), Cần trục - Dây cáp - Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ.
ISO 10425, Steel wire ropes for the petroleum and natural gas industries - Minimum equirements and terms of acceptance (Cáp thép dùng trong công nghiệp dầu khí - Yêu cầu tối thiểu về điều khoản chấp nhận).
ISO 17893, Steel wire ropes - Vocabulary, designation and classification (Cáp thép - Từ vựng, ký hiệu và phân loại).
Trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11078:2015 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1) và ISO 17893.
Chú thích 1: Trong tiêu chuẩn này, “cáp một lớp” và “cáp bện song song” như định nghĩa trong ISO 17893 được gọi chung là “cáp tiêu chuẩn” để phân biệt với “cáp chống xoắn”.
Chú thích 2: Cáp một lớp và cáp bện song song đôi khi cũng được gọi là “cáp không chống xoắn”.
Chế độ làm việc của cơ cấu (M4, M5, v.v...) phải được tính đến khi thiết lập hệ số thiết kế nhỏ nhất và kích thước nhỏ nhất của tang và puly.
Chế độ làm việc của cơ cấu xem xét toàn diện cả trạng thái chịu tải (nhẹ, trung bình, nặng, v.v...) và cấp sử dụng của cơ cấu (dựa trên tổng thời gian sử dụng), như mô tả chi tiết trong TCVN 8490-1 (ISO 4301-1).
CHÚ THÍCH: Các phần khác của TCVN 8490 (ISO 4301) (ví dụ TCVN 8490-2 (ISO 4301-2), áp dụng cho cần trục tự hành) quy định chế độ làm việc của các loại cần trục riêng biệt và các cơ cấu liên quan có tính đến công dụng của cáp (cáp nâng tải, cáp nâng cần, v.v...) và điều kiện vận hành của cần trục.
Đối với các điều kiện đặc biệt, chẳng hạn vận chuyển kim loại nóng chảy, môi trường quá bẩn hoặc/và ăn mòn cao thì:
- Không được sử dụng chế độ làm việc thấp hơn M5, và
- giá trị Zp phải tăng thêm 25 % nhưng tối đa là 9,0.
Chọn cáp, tang và puly theo tiêu chuẩn này không đủ để đảm bảo cáp vận hành an toàn vô thời hạn.
Đối với tang và puly, phải tuân thủ các chỉ dẫn do nhà sản xuất cáp cung cấp về bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ.
Đối với cáp phải áp dụng TCVN 10837 (ISO 4309).