Trong năm 2024, bảng mã HS đối với hàng hóa là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được thực hiện theo văn bản nào? Rất mong được giải đáp cụ thể! – Thu Nga (Bắc Ninh).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 09/01/2024
Bảng mã HS 2024 đối với hàng hóa là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và động vật, thực vật thuộc các Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp được thực hiện theo văn bản nào? Tôi muốn biết cụ thể để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
Áp dụng theo Quyết định 924/QĐ-BNN-TCLN ngày 24/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành bảng mã HS đối với hàng hóa là động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Áp dụng theo Thông tư 17/2023/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành bảng mã HS đối với hàng hóa là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và động vật, thực vật thuộc các Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Tra cứu danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
Bảng mã HS 2024 đối với hàng hóa là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Thông tư 17/2023/TT-BNNPTNT bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/01/2024. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có thay đổi về tên loài và nhóm loài tại Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với trường hợp thay đổi mã HS, loại hàng hóa thì áp dụng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
THÔNG TƯ 31/2022/TT-BTC BAN HÀNH DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VIỆT NAM Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, gồm hai (2) phụ lục: Phụ lục I - Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Phụ lục II - Sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. 2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan. 4. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan và quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Điều 3. Nguyên tắc áp dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để: 1. Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ và quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Hải quan. 3. Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 4. Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác. Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2022. 2. Thông tư này thay thế Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Thông tư số 09/2019/TT-BTC ngày 15/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các Phụ lục của Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. 3. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó./. |