Trong năm 2024, thủ tục đề nghị cấp giấy phép thành lập của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được quy định như thế nào? Mong được giải đáp cụ thể! – Tiến Hải (Sơn La).
>> Thay đổi giới hạn cấp tín dụng từ 01/7/2024
>> Điều kiện cấp giấy phép thành lập của tổ chức tín dụng từ ngày 01/7/2024
Ngày 01/02/2024, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 217/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực bảo hiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Trong đó, thủ tục đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô năm 2024 được quy định tại khoản 2.1 Mục 2 Phần II của Thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực bảo hiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 217/QĐ-BTC như sau:
(i) Thành viên sáng lập phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
(ii) Trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép.
(iii) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
(iii) Bộ Tài chính công bố các nội dung của Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp Giấy phép.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực) |
Thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Không quy định cụ thể, tuy nhiên có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
* Thành phần hồ sơ:
(i) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 21/2023/NĐ-CP.
(ii) Dự thảo Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
(iii) Xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số vốn thành lập (không thấp hơn mức vốn quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 21/2023/NĐ-CP) đã được gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng và chỉ được giải tỏa sau khi Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoặc có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép.
(iv) Kế hoạch triển khai bảo hiểm vi mô trong đó nêu rõ quy trình triển khai, mạng lưới triển khai; dự kiến về doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động bảo hiểm vi mô trong ba (03) năm đầu triển khai phù hợp với số lượng thành viên, mạng lưới của tổ chức.
(v) Nghị quyết Hội nghị thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô về việc thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 21/2023/NĐ-CP (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân).
(vi) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ của Tổ chức đại diện thành viên về việc thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô (đối với trường hợp thành viên sáng lập là Tổ chức đại diện thành viên).
(vii) Danh sách thành viên sáng lập và tài liệu chứng minh thành viên sáng lập đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân).
(viii) Điều lệ, bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của Tổ chức đại diện thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là Tổ chức đại diện thành viên).
(ix) Sơ yếu lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp; bản sao thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; bản sao các văn bằng, chứng chỉ, tài liệu chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
(x) Giải trình và cam kết xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
(i) Trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ.
(ii) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
(i) Trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: Người đại diện được ủy quyền nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động.
(ii) Trường hợp thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: người được tổ chức đại diện thành viên ủy quyền nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động.
Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) là cơ quan thực hiện thủ tục này.
(i) Văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ.
(ii) Cấp Giấy phép cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Không có.
Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 21/2023/NĐ-CP .
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, trong đó các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cụ thể như sau:
(i) Có vốn thành lập bằng Đồng Việt Nam không thấp hơn 10 tỷ đồng. Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
- Vốn góp của cá nhân là thành viên sáng lập. Thành viên sáng lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
- Hỗ trợ của tổ chức đại diện thành viên.
- Tài trợ từ các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án.
- Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
(ii) Nhân sự dự kiến làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định 21/2023/NĐ-CP.
(iii) Dự thảo điều lệ phù hợp với mục tiêu hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều 8 Nghị định 21/2023/NĐ-CP.
- Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Giấy phép cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 21/2023/NĐ-CP.