Thanh toán bằng tín dụng chứng từ hiện nay đang là phương thức được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều trong mối quan hệ giao thương quốc tế. Dưới đây, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
>> Chế độ thuế khoán đối với hộ kinh doanh được quy định như thế nào?
>> Những điều cần lưu ý khi DN xây dựng phân lô bán đất nền?
Thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) là sự thỏa thuận mà Ngân hàng phát hành Thư tín dụng (L/C) sẽ cam kết trả một số tiền nhất định hoặc chấp nhận Hối phiếu do người thụ hưởng ký phát, nếu người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán hợp lệ với nội dung quy định của Thư tín dụng. Trong đó “Ngân hàng phát hành thư tín dụng là ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của người xin mở L/C hoặc nhân danh chính mình”. Và “Bên thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó mà Thư tín dụng được phát hành.”
UCP là tập quán thương mại quốc tế quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ với điều kiện L/C có dẫn chiếu tuân thủ UCP.
Qúa trình Thanh toán tín dụng chứng từ phải tuân thủ theo những điều dẫn chiếu trong chính L/C đó. Còn UCP chỉ được áp dụng nếu có dẫn chiếu trong L/C. Nếu UCP và Luật Quốc gia có những quy định trái ngược nhau, thì Luật Quốc gia sẽ được ưu tiên áp dụng. Vì tại Điều 13 Luật Thương mại 2005 quy định “Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại: Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.”
Có thể hiểu đơn giản mối quan hệ giữa các bên trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ gồm các chủ thể sau: bên xuất khẩu, bên nhập khẩu, ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo.
Trong đó mối quan hệ của các chủ thể này được thể hiện như sau:
(1) Người NK căn cứ vào điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ yêu cầu Ngân hàng Mở mở L/C
(2) Ngân hàng Mở căn cứ vào đơn này sẽ mở L/C và gửi L/C cho Ngân hàng Thông Báo
(3) Ngân hàng Thông báo kiểm tra L/C và chuyển L/C cho người xuất khẩu
(4) Người XK giao hàng cho người NK theo L/C quy định
(5) Người XK lập bộ chứng từ của lô hàng và giao cho Ngân hàng Thông báo.
(6) Ngân hàng Thông báo kiểm tra và gửi/xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Mở
(7) Ngân hàng Mở sẽ kiểm tra chứng từ, nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C thì Ngân hàng Mở sẽ trả tiền/chuyển tiền cho Ngân hàng Thông Báo.
(8) Ngân hàng Thông báo báo tiền đã vào tài khoản cho người XK
(9) Ngân hàng Mở sẽ xuất trình bộ chứng từ để người NK kiểm tra và giao chứng từ cho người NK nhận hàng.
Thanh toán bằng L/C có thể được áp dụng trong các mối quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Hình thức thanh toán bằng L/C không quy định rõ dành riêng cho những trường hợp nào. Tuy nhiên cần tuân thủ những điều kiện như sau:
- Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về phương thức thanh toán lập L/C (Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng “Các bên tham gia bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng.”)
- Đủ nguồn vốn đảm bảo thanh toán bằng L/C (việc này sẽ do bên ngân hàng phát hành kiểm tra điều kiện vốn của bên nhập khẩu) (vì bản chất đây là giao dịch dựa trên quan hệ bảo lãnh nên cần tuân theo điều kiện nhận bảo lãnh của Ngân hàng tại Điều 10 Thông tư 07/2015/TT-NHNN:
“- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp
- Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”)
4. Vấn đề cần lưu ý đối với Thư tín dụng Điều khoản đỏ (Red Clause L/C):
Đây là loại chứng từ cho phép người hưởng lợi ứng trước tất cả hoặc một phần tiền hàng trước khi giao hàng nhưng phải có biên nhận và cam kết bằng văn bản sẽ xuất trình chứng từ trước khi L/C hết hiệu lực. Thư tín dụng này thường được sử dụng trong quan hệ mua bán giữa hai công ty mẹ và công ty con, hoặc hàng hóa được tài trợ, là phương thức thanh toán đặc biệt được sử dụng với mục đích hỗ trợ vốn cho người bán hàng (người hưởng lợi).
Ưu điểm của phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ:
Ngân hàng là bên đứng ra bảo lãnh nên đảm bảo an toàn cho quá trình giao dịch, là người đứng ra bảo lãnh thanh toán tiền hàng cho người nhập khẩu. Việc này sẽ giúp hạn chế rủi ro cho người xuất khẩu hơn.
Nhược điểm khi thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ:
- L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì việc thanh toán dựa trên chứng từ, không phải dựa trên chất lượng hàng hóa. Do đó, có thể người mua sẽ gặp bất lợi khi nhận hàng không đúng với chất lượng.
- Mất nhiều thời gian ở khâu lập và kiểm tra chứng từ.
- Chi phí giao dịch với ngân hàng lớn.
- Chi phí lưu hàng, bảo quản hàng hóa tại cảng lớn nếu chứng từ sai sót và bên mua không nhận được hàng.
Tường Vân