Tên thương mại và tên doanh nghiệp đều là chỉ dẫn thương mại được gắn lên hàng hoá/dịch vụ với mục đích giúp người tiêu dùng phân biệt hoàng hoá/dịch vụ của các cá nhân/tổ chức khác nhau. Vì vậy, các đối tượng nay hay bị nhầm lẫn với nhau. Tên thương mại và tên doanh nghiệp có điểm gì giống và khác nhau như thế nào? Quý thành viên có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
>> Sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán
>> Logistic là gì? Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Nguồn: Internet
1. Tên thương mại
Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quy định:
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó
Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
2. Phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp
Tiêu chí | Tên doanh nghiệp | Tên thương mại |
Luật điều chỉnh | Luật Doanh nghiệp 2020 | Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 |
Khái niệm |
Có thể hiểu tên doanh nghiệp là tên gọi của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty TNHH ABC |
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Khoản 21 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005) Ví dụ: Công ty ABC |
Thành phần cấu tạo |
– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: + Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng – Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài – Tên doanh nghiệp không được trùng với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký |
– Chỉ bao gồm tên gọi, từ ngữ – Cấu tao bao gồm: + Thành phần mô tả hình thức pháp lý của doanh nghiệp + Thành phần tên riêng – Tên thương mại có thể chỉ chứa thành phần tên riêng – Tên thương mại không được trùng với tên thương mại của tổ chức khác trong cùng một lĩnh vực, khu vực kinh doanh |
Căn cứ xác lập quyền | – Phải đăng ký để được sử dụng trong các hoạt động như: gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp; sử dụng trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành |
– Không cần đăng ký – Chỉ cần sử dụng hợp pháp |
Chức năng |
Phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác | Phân biệt chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực, khu vực |
Số lượng | Một doanh nghiệp có thể đăng ký tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên viết tắt cho doanh nghiệp | Một chủ thể kinh doanh chỉ có một tên thương mại |
Phạm vi bảo hộ | Được bảo hộ trong phạm vi toàn quốc | Được bảo hộ trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh nhất định |
Điều kiện bảo hộ |
- Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác - Được Phòng Đăng ký kinh doanh chấp thuận (Điều 18 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) |
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh |
Căn cứ pháp lý: