Tài khoản 831 (chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) hiện nay được quy định áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô như thế nào? – Như Quỳnh (Yên Bái).
>> Tài khoản 993 (tài sản thuê ngoài)
>> Tài khoản 991 (tài sản cố định phục vụ cho các chương trình, dự án)
Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 831 (chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô được quy định khoản 1 Điều 56 Thông tư 05/2019/TT-BTC như sau:
- Tài khoản 831 (chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức tài chính vi mô phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Danh sách những Thông tư hướng dẫn kế toán đang còn hiệu lực |
Tài khoản 831 (chi phí thuế TNDN) (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Tại khoản 2 Điều 56 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định kết cấu và nội dung của tài khoản 831 (chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Bên Nợ:
+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại.
+ Kết chuyển số chênh lệch giữa phát sinh bên Có lớn hơn phát sinh bên Nợ của tài khoản 831 trong năm vào tài khoản 001 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Bên Có:
+ Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm.
+ Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại.
Kết chuyển số chênh lệch giữa phát sinh bên Nợ lớn hơn phát sinh bên Có của tài khoản 831 trong năm vào tài khoản 001 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Tài khoản 831 không có số dư cuối kỳ.
Tại Điều 30 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định mua lại phần vốn góp của tổ chức tài chính vi mô như sau:
(i) Yêu cầu mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn, điều kiện thanh toán và xử lý phần vốn góp thực hiện theo quy định về mua lại phần vốn góp của Luật Doanh nghiệp 2020.
(ii) Điều kiện để tổ chức tài chính vi mô mua lại phần vốn góp của thành viên bao gồm:
- Kinh doanh liên tục có lãi trong 05 (năm) năm liền kề trước năm đề nghị mua lại phần vốn góp và không có lỗ lũy kế.
- Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại phần vốn góp.
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong 05 (năm) năm liền kề trước năm đề nghị mua lại phần vốn góp và đến thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại phần vốn góp.
- Sau khi thanh toán hết phần vốn góp được mua lại, tổ chức tài chính vi mô vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định.