Hợp đồng bị hủy bỏ và hợp đồng bị vô hiệu khác nhau về trường hợp áp dụng và hậu quả pháp lý như thế nào? – Kim Ngân (Thừa Thiên Huế).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 25/07/2023
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, mặc dù hợp đồng bị hủy bỏ hay hợp đồng bị vô hiệu đều dẫn đến kết quả là chấm dứt sự thỏa thuận giữa các bên nhưng lại là hai chế định khác nhau.
Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành (đang có hiệu lực) |
Sự khác nhau giữa hợp đồng bị hủy bỏ và hợp đồng bị vô hiệu (Ảnh minh họa)
Do đó, các bên tham gia hợp đồng cần phân biệt được sự khác nhau giữa hợp đồng bị hủy bỏ và hợp đồng bị vô hiệu để áp dụng đúng quy định.
|
Hợp đồng bị vô hiệu |
Hợp đồng bị hủy bỏ |
1. Căn cứ phát sinh |
Hợp đồng không có một trong các điều kiện có hiệu lực sau đây thì bị vô hiệu: - Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập. - Chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện. - Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. - Hình thức của hợp đồng tuân thủ theo quy định của luật (trong trường hợp luật có quy định). (Căn cứ Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015) |
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: - Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận. - Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. - Trường hợp khác do luật quy định. (Căn cứ khoản 1 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015) |
2. Trường hợp áp dụng cụ thể |
Hợp đồng bị vô hiệu trong các trường hợp cụ thể sau: - Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. - Hợp đồng giả tạo. - Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. - Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. - Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. - Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. - Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được. (Căn cứ khoản 1 Điều 407, Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015) |
Hủy bỏ hợp đồng trong các trường hợp cụ thể sau: - Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ. - Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện. - Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng. (Căn cứ Điều 424, Điều 425 và Điều 426 Bộ luật Dân sự 2015) |
3. Tính hiệu lực của hợp đồng |
Hợp đồng vô hiệu là do vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, tức là từ ban đầu, hợp đồng đã không có hiệu lực pháp luật, chưa bao giờ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. |
Hủy bỏ hợp đồng được hiểu là hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật từ thời điểm giao kết nhưng thuộc một trong các trường hợp phải hủy bỏ hợp đồng nên hiệu lực này không được công nhận. |
4. Trách nhiệm thông báo |
Không phát sinh trách nhiệm thông báo đối với các bên tham gia hợp đồng bị vô hiệu. |
Bên hủy bỏ hợp đồng có trách nhiệm phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. (Căn cứ khoản 3 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015) |
5. Hậu quả pháp lý |
- Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. - Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. - Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. (Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015) |
- Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. - Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. - Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. - Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ theo quy định thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định. (Căn cứ khoản 3 Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015) |
6. Thời hiệu yêu cầu |
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm, trừ trường hợp hợp đồng vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội và hợp đồng giả tạo thì không bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu. (Căn cứ Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015) |
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án tuyên hủy bỏ hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. (Căn cứ Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015) |