StartUp trong lĩnh vực công nghệ là một xu hướng của xã hội hiện tại. Bởi chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ, thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thời đại mà công nghệ đang dần trở thành một điều tất yếu của cuộc sống. Đồng thời, công nghệ là một mãnh đất màu mỡ để vun trồng cho những ý tưởng StartUp sáng tạo. Chính vì thế, nhà nước ban hành nhiều chính sách pháp lý để khuyến khích, hỗ trợ cho những StartUp công nghệ. Gần đây nhất là Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
>> Khởi nghiệp xanh để giải cứu “Hành tinh xanh”
>> Những thông tin cần công khai trong doanh nghiệp – Phần 2
1. Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì?
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
2. Kết quả khoa học công nghệ
Kết quả khoa học và công nghệ là cơ sở để xem xét cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Được thể hiện dưới những hình thức sau:
- Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; chương trình máy tính đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả;
- Giống vật nuôi mới, giống cây trồng mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận;
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng theo quy định của pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ;
- Các kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, công nhận theo quy định của pháp luật;
- Công nghệ nhận chuyển giao được cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật.
3. Cấp giấy chứng nhận là Doanh nghiệp khoa học công nghệ
Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ: à căn cứ thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ và có hiệu lực trên toàn quốc; đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ; là căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận:
- Được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
- Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận;
(Doanh nghiệp thành lập dưới 05 năm đáp ứng hai điều kiện trên được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ)
- Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận:
Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Thành phần hồ sơ |
a) Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP; b) Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), thuộc một trong các văn bản sau: - Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; - Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật; - Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng; - Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước; - Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; - Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương. c) Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP. |
Nơi tiếp nhận hồ sơ |
- Sở Khoa học và Công nghệ. - Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ trong một số trường hợp tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 13/2019/NĐ-CP. |
Phương thức nộp hồ sơ |
Nộp trực tuyến hoặc qua đường bưu điện |
Thời gian giải quyết |
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có trách nhiệm trả lời tình hợp lệ của hồ sơ, trong đó nêu rõ tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung và thời hạn sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm có trách nhiệm xem xét việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trường hợp phức tạp thì không có 15 ngày. |
4. Những ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp khoa học công nghệ
Chính sách |
Nội dung hỗ trợ |
Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp |
Được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ không được ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với năm tài chính không đáp ứng được điều kiện về doanh thu của sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. |
Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước |
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai. |
Ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh |
Được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành. Được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay vốn: - Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ có tài sản dùng để thế chấp được cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thương mại thực hiện cho vay; - Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ có dự án khoa học và công nghệ khả thi được cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc bảo lãnh để vay vốn tại các ngân hàng thương mại. |
Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ |
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được ưu tiên, không thu phí dịch vụ khi sử dụng máy móc, trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trong trường hợp phát sinh chi phí mua nguyên vật liệu để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh cho các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ. |
Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ |
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ đầu tư cho cơ sở vật chất - kỹ thuật hoạt động giải mã công nghệ được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thương mại cho vay. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tự đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sau khi có kết quả được chuyển giao, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn, được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ công nhận thì được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được các cơ quan có thẩm quyền ưu tiên trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ, công nhận, đăng ký lưu hành sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ để phát triển sản phẩm mới. |
Căn cứ pháp lý:
- Luật Khoa học và Công nghệ 2013;
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Tài Giỏi