Từ năm 2023, quy định về tiền lương tối thiểu được thực hiện như thế nào, áp dụng theo những văn bản pháp luật nào? - Diệu Nhi (Khánh Hòa).
>> Chính thức tăng lương cơ sở từ 01/7/2023: Thêm nhiều quyền lợi cho người lao động
>> Đã có File Excel chuyển đổi lương Net sang lương Gross và ngược lại
Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, Nghị quyết về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Nghị định 38/2019/NĐ-CP và Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về tiền lương tối thiểu áp dụng từ năm 2023 như sau:
- Từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 30/6/2023: 1.490.000 đồng/tháng (áp dụng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP). Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật.
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Điều 2. Đối tượng áp dụng - Nghị định 38/2019/NĐ-CP Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Điều 1 Nghị định này bao gồm: 1. Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008. 2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008. 3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010. 4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. 5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. 6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. 7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân. 8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu. 9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố. |
- Từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023: 1.800.000 đồng/tháng (áp dụng theo Nghị quyết về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023).
Như vậy, đối với người có bằng đại học khi làm việc trong cơ quan Nhà nước với hệ số lương khởi điểm là 2.34 thì tiền lương từ ngày 01/7/2023 là 4.212.000 đồng/tháng (tiền lương thử việc là 3.580.200 đồng).
Bảng tính các khoản hưởng, trợ cấp bảo hiểm xã hội tính theo lương cơ sở hiện hành và mức từ ngày 01/7/2023 |
Quy định về tiền lương tối thiểu áp dụng từ năm 2023
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng như sau:
- Vùng I: 4.680.000.
- Vùng II: 4.160.000.
- Vùng III: 3.640.000.
- Vùng IV: 3.250.000.
Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
Mức lương tối thiểu giờ được thực hiện theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Vùng I: 22.500 đồng.
- Vùng II: 20.000 đồng.
- Vùng III: 17.500 đồng.
- Vùng IV: 15.600 đồng.
Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Theo khoản 2 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về tiền lương, thưởng và thực hiện trả lương, thưởng theo quy định tại Chương VI (trừ Điều 93) của Bộ luật Lao động 2019, trong đó tiền lương của người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động 2019 bao gồm mức lương theo công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nếu có. Mức lương theo công việc bao gồm cả chi phí tiền ăn, ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động (nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), tối đa không quá 50% mức lương theo công việc ghi trong hợp đồng lao động.
Như vậy, mức lương tối thiểu với người giúp việc gia đình được thực hiện theo Mức lương tối thiểu vùng tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
XEM CHI TIẾT CÁC CÔNG VIỆC PHÁP LÝ CẦN BIẾT TRONG QUÁ TRÌNH: |
||